- Tạo điều kiện để ngƣời dân đƣợc tham gia từ đầu và liên tục trong quá trình xây dựng nông thôn mới bởi họ là ngƣời hiểu rõ nhất nơi họ sinh sống, lao động, và họ sẽ là ngƣời thụ hƣởng thành quả của xây dựng nông thôn mới. Ngƣời dân đƣợc quyền bàn bạc và quyết định lựa chọn các hạng mục ƣu tiên triển khai, đƣợc quyền quyết định mức đóng góp cho các hạng mục công trình. Nhƣ vậy, ngƣời dân không chỉ đƣợc quyền tự quyết định mà còn phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi tham gia thực hiện.
- Cần phát huy cao độ sự tham gia của ngƣời dân, đặc biệt là sự đóng góp của ngƣời dân nông thôn vào quá trình phát triển; phát huy sức mạnh của cộng đồng và “tình làng nghĩa xóm” để tạo đƣợc sự đồng thuận khi huy động từ ngƣời dân.
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích để ngƣời dân hiểu xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của dân, nhà nƣớc đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để ngƣời dân phát huy vai trò của mình, chính quyền địa phƣơng và cầu nối giữa ngƣời dân và nhà nƣớc trong quá trình xác định và thực thi một cách tốt nhất nhu cầu, nguyện vọng của dân và thấy rõ lợi ích, trách nhiệm khi tham gia xây dựng nông thôn mới.
3.4.8. Tiếp tục gắn vai trò của hội, các tổ chức đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới nông thôn mới
82
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể (phụ nữ, nông dân, đoàn thanh niên, cựu chiến binh…) phối hợp cùng phía chính quyền cùng tham gia triển khai những nội dung của xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ và giảm bớt áp lực công việc thông qua vận động, tuyên truyền trong hội viên; xây dựng các phong trào tại địa phƣơng nhƣ phong trào “Tuổi trẻ Phúc Thọ chung tay xây dựng nông thôn mới” của Đoàn thanh niên hay Hội phụ nữ với phong trào “5 không, 3 sạch”.
Các công việc này cần tiếp tục đƣợc triển khai sâu rộng để không chỉ giúp giảm bớt áp lực cho phía chính quyền mà còn là cách để ngƣời dân (ngƣời hƣởng lợi từ chƣơng trình) tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới.