Điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với thực tế

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 91)

- Tiêu chí thu nhập: Quy định trong Bộ tiêu chí nông thôn đặt ra là bình quân đầu ngƣời/năm phải bằng 1,4 lần so với mức bình quân chung của tỉnh, thành phố. Nếu cứ áp nguyên tiêu chí này cho huyện Phúc Thọ thì vô cùng khó khăn do Phúc Thọ là huyện nghèo, thuần nông, không đƣợc phát triển công nghiệp do nằm trong quy hoạch vành đai xanh của Thành phố nên không thể bắt kịp mức thu nhập bình quân của Thành phố chứ chƣa nói đến 1,4 lần.

- Tiêu chí cơ cấu lao động: Tiêu chí này cũng không phù hợp, đặc biệt là đối với các huyện thuần nông nhƣ Phúc Thọ, mỗi năm chỉ giảm đƣợc chƣa đến 2% lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp.

- Ngoài ra, còn một số các tiêu chí cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhƣ: Tiêu chí nhà ở phải đạt chuẩn 4 cứng theo quy định của Bộ Xây dựng. Tiêu chí này không phù hợp với kết cấu nhà ở truyền thống của cƣ dân Bắc Bộ nói chung và huyện Phúc Thọ nói riêng, không tuân thủ mục tiêu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; các tiêu chí về giao thông, thuỷ lợi, chợ nông thôn, thiết chế văn hoá (nhà văn hoá, sân vận động) cũng cần phải đƣợc điều chỉnh.

83

Nói tóm lại, đối với Bộ tiêu chí đánh giá nông thôn mới cần điều chỉnh, bổ sung cho hoàn thiện, nhất là bổ sung nội dung thể hiện sự tiếp cận và thụ hƣởng của ngƣời dân nông thôn tới quá trình phát triển (nhƣ tiếp cận các dịch vụ y tế, văn hoá, giáo dục…). Hệ thống tiêu chí đánh giá nên là tiêu chí hƣớng dẫn, có tính linh hoạt chứ không dập khuôn, cứng nhắc, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hoá của mỗi vùng miền.

84

KẾT LUẬN

Đề tài “Tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội” đƣợc hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới, gắn với việc đánh giá thực tế công tác quản lý nhà nƣớc trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phúc Thọ, từ đó đƣa ra những giải pháp, đề xuất để góp phần vào việc tăng cƣờng hiệu quả quản lý, nâng cao chất lƣợng và tính bền vững khi thực hiện xây dựng nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ. Từ những kết quả nghiên cứu và đánh giá trên đây có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:

Công tác quản lý nhà nƣớc trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội thời gian vừa qua đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời dân, diện mạo nông thôn mới đƣợc thay đổi, sản xuất phát triển mạnh; năng lực, tƣ duy quản lý của cán bộ từng bƣớc đƣợc đổi mới cả về suy nghĩ và hành động.

Tuy đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể nhƣng công tác quản lý nhà nƣớc trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội vẫn còn có những tồn tại và nảy sinh bất cập. Chính vì vậy cần có sự nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, khoa học về phƣơng pháp quản lý và đổi mới tƣ duy hơn nữa để có thể đúc rút ra kinh nghiệm, nghiên cứu giải pháp và cách thức thực hiện để công tác quản lý nhà nƣớc về một vấn đề mới nhƣ xây dựng nông thôn mới đi đúng hƣớng, đạt hiệu quả cao, phù hợp với thực tế.

85

Cũng cần phải xác định rằng, xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ có tính lâu dài, nó không chỉ bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trƣớc mắt mà cần phải xây dựng một kế hoạch phát triển lâu dài và toàn diện về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho những giai đoạn tiếp theo. Đi theo đó, công tác quản lý nhà nƣớc cũng phải nâng lên ở tầm vĩ mô, dài hạn, thể hiện sự nhìn xa trông rộng, tính hiện thực và khả thi, không xa rời thực tế và luôn tuân thủ quy định pháp luật, quy luật phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá nông thôn. Những định hƣớng mang tính lâu dài trong quá trình quản lý xây dựng nông thôn mới phải dựa trên tình hình thực tế và đặc điểm có tính đặc thù của mình, xác định rõ bối cảnh, các bƣớc thực hiện và mục tiêu ƣu tiên, phải bắt đầu từ việc giải quyết những nhu cầu bức xúc nhất của ngƣời nông dân, đồng thời tiến hành một cách có trật tự, có kế hoạch và trọng điểm, dựa trên nội lực cũng nhƣ khả năng tham gia gánh vác của ngƣời dân.

Hiệu quả quản lý nhà nƣớc đƣợc đo bằng độ hài lòng, thoả mãn của ngƣời dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới; huy động đƣợc sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của ngƣời dân, nâng cao vị thế, vai trò của ngƣời dân - chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hƣớng tới một diện mạo nông thôn mới Phúc Thọ: văn minh, hiện đại và bền vững./.

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chỉ đạo chƣơng trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội (2012), “Kỷ

yếu tổng kết chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (2009- 2011).

2. Chí Kiên (2012), Phúc Thọ gỡ khó cho xây dựng nông thôn mới, Hà Nội mới, ngày 23/11/2012.

3. Chính phủ (2009), Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

4. Đặng Kim Sơn, “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam- Hôm nay và mai sau”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2008

5. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung: “Chương trình nông thôn mới ở Việt

Nam – Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 262,

tháng 8/2012.

6. HĐND huyện Phúc Thọ khoá khoá XVII (2010), Nghị quyết số 80/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010 - 2020.

7. Hồ Xuân Hùng - Về Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông

thôn mới, Tạp chí Cộng sản, số 832, tháng 2/2012.

8. Huyện uỷ Phúc Thọ (2010), Nghị quyết số 04-NQ/HU về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

9. Huỳnh Ngọc Điền, Ths. Lã Sơn Ka (2011), Kết quả bước đầu trong xây

dựng nông thôn mới tại xã điểm Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

10. Ngô Văn Toại (2011), Kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc về phát

87

11. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đánh

giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng để xây dựng phương pháp và tiêu chí giám sát, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới”, Hội

Thuỷ lợi Việt Nam.

12. Nguyễn Quang Dũng (2010), “Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng để làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất chính sách phát triển nông thôn mới trong điều kiện của Việt Nam”, Viện Quy

hoạch và thiết kế nông nghiệp, Hà Nội.

13. Phạm Huy Thông (2011), Sự cần thiết phải điều chỉnh một số tiêu chí

về xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

14. Phạm Xuân Liêm (2011), Phong trào đổi mới nông thôn của Hàn

Quốc.

15. Thành uỷ Hà Nội (2011), Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”.

16. Trần Hoàng Duyên (2014), Huyện Phước Long: Những bài học kinh nghiệm rút ra qua 3 năm xây dựng nông thôn mới.

17. Trần Minh Yến (2013), Xây dựng nông thôn mới - Khảo sát và đánh

giá, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội (2012), “Kỷ yếu hội thảo: Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”,

19. UBND huyện Phúc Thọ (2013), Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hƣớng 2030.

20. UBND huyện Phúc Thọ (2011), Đề án xây dựng nông thôn mới huyện

88 Các website: 21. www.danviet.vn 22. www.nhandan.com.vn 23. www.nongthonmoi.gov.vn 24. www.phuctho.hanoi.gov.vn 25. www.sonnptnt.hanoi.gov.vn

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)