Giải pháp về quản lý, sử dụng và huy động vốn

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 82)

- Yêu cầu nguồn lực cho chƣơng trình xây dựng nông thôn mới là rất lớn. Do vậy phải đa dạng hóa việc huy động theo phƣơng châm: Huy động từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc là cần thiết. Để huy động tốt nguồn lực trong nhân dân và doanh nghiệp, trƣớc hết cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, để làm chuyển biến về nhận thức, tạo sự đồng thuận cao về vai trò “chủ thể” của ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới. Là huyện ngoại thành, kinh tế còn nhiều khó khăn, trong những năm qua, nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới của Phúc Thọ chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nƣớc và một phần nào đó của việc đấu giá đất. Nếu không phát huy, khơi dậy tốt tiềm lực, sức mạnh của nhân dân thì công cuộc xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy có những địa phƣơng tuy thu nhập của dân cƣ không cao, nhƣng nếu có sự đồng thuận và hƣởng ứng, đóng góp tích cực của ngƣời dân thì ở đó sẽ đạt đƣợc nhiều tiêu chí, kể cả các tiêu chí đòi hỏi kinh phí lớn nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi, trụ sở thôn, cơ sở văn hóa…

- Đối với các doanh nghiệp, ngoài việc huy động những khoản đóng góp không hoàn lại, cần huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng nâng mức hỗ trợ và đơn giản hóa thủ tục vay vốn, thủ tục hành chính.

- Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, cần chú trọng tính đa dạng, tính ƣu tiên trong việc phân bổ, tính khả thi trong huy động nguồn lực từ cộng đồng, tính

74

hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực, tính công khai và minh bạch trong quản lý nguồn lực… Đặc biệt phải chú ý việc lồng ghép trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới để tránh tình trạng lãng phí. Cùng với việc đề cao việc huy động nguồn lực từ nhân dân cần chú ý nguồn lực từ đất đai, tài nguyên, lao động và trí tuệ phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng.

- Trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, các địa phƣơng cần phải thƣờng xuyên rà soát việc thực hiện các tiêu chí trong từng xã. Những tiêu chí nào đạt chuẩn thì duy trì và tiếp tục nâng lên; tiêu chí nào chƣa đạt thì phân nhóm, đề ra giải pháp, lộ trình thực hiện. Cần quan tâm đúng mức đến các tiêu chí mà hiện nay nhiều xã đạt thấp nhƣ: giao thông, thủy lợi, cơ sở văn hóa, thu nhập, chợ nông thôn, cơ cấu lao động và những tiêu chí không cần kinh phí để tập trung dồn sức thực hiện. Cùng với đó chú trọng tổng kết nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi, tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, từ đó tạo điều kiện trở lại cho việc sớm hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới.

- Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải đƣợc ngƣời dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch. Tăng cƣờng công tác vận động ngƣời dân chung tay góp sức dƣới mọi hình thức trên cơ sở đóng góp tự nguyện của ngƣời dân nhằm tăng thêm nguồn lực trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)