Mô hình tổ chức của VIB Vĩnh Phúc được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của Chi nhánh.
Giám đốc chi nhánh Giám đốc NHBL Bộ phận kế toán Giám đốc KHDN Khối KHCN Phòng DVKH P.GD Vĩnh Yên GĐốc KHCN Quản lý KHCN Bộ phận quỹ Trưởng phòng DVKH Kiểm soát Giao dịch viên Trưởng quỹ Kiểm ngân Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ Kiểm soát Giao dịch viên Trưởng quỹ Kiểm ngân Trưởng phòng giao dịch Quản lý KHCN P.GĐ KHDN Phó phòng KHDN Quản lý KHDN Bộ phận giao dịch tín dụng Hành chính nhân sự, IT Cán bộ hành chính Cán bộ nhân sự Cán bộ IT
Chức năng cụ thể của mỗi phòng ban như sau:
- Khối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng cá nhân: thực
hiện công tác phát triển khách hàng, trực tiếp đưa ra hạn mức tín dụng, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, đồng thời theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản đảm bảo nợ vay, phân loại, rà soát phát hiện rủi ro…
- Phòng dịch vụ khách hàng: Thu thập, phản ánh, xử lý, tổng hợp và lưu giữ hồ sơ, tài liệu thông tin về nguồn vốn, tài sản của VIB Vĩnh Phúc; thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác của chi nhánh. Đồng thời, lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện hành của nhà nước phục vụ cho việc quản lý, điều hành của cấp trên… Phòng dịch vụ khách hàng bao gồm các bộ phận: Kế toán và Ngân quỹ.
+ Bộ phận ngân quỹ: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt,
vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho qũy của VIB Vĩnh Phúc. Ngoài ra, thực hiện nghiệp vụ nhận, cất giữ giấy tờ có giá trị và tài sản đảm bảo của khách hàng, báo cáo kho quỹ theo quy định.
+ Bộ phận kế toán: Tiếp nhận yêu cầu mở, đóng tài khoản thanh
toán của KH, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của KH như gửi, rút, chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế… phụ trách lập các báo cáo về tài chính của chi nhánh.
- Phòng hành chính nhân sự, IT:
+ Bộ phận hành chính, nhân sự: Tiếp nhận công văn, quy định, quyết định từ cấp trên, phổ biến các quy định, quyết định tới toàn bộ nhân viên trong ngân hàng, đồng thời bố trí nhân sự làm việc tại ngân hàng.
+ Bộ phận IT: Tiếp nhận xử lý các yêu cầu của các bộ phận do lỗi của các phần mềm ngân hàng, lắp đặt hệ thống máy tính, điện thoại cho nhân viên các bộ phận theo chỉ đạo của ban giám đốc.
- Phòng giao dịch tín dụng: Có nhiệm vụ soạn thảo các loại văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng, huy động của Khối KHDN và Khối KHCN, thực hiện các công việc liên quan đến tài sản đảm bảo như: hỗ trợ khách hàng ký hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản. Thực hiện hạch toán và kiểm soát các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng như: kiểm tra các điều kiện giải ngân của khách hàng, giá trị đảm bảo của tài sản, thực hiện giải ngân trên hệ thống, phát hành bảo lãnh trên hệ thống…..
Với bộ máy bố trí hợp lý, chặt chẽ, cùng đội ngũ 35 cán bộ nhân viên có trình độ, chuyên môn cao và sự quản lý điều hành sắc bén, nhanh nhạy của ban lãnh đạo, VIB Vĩnh Phúc đã và đang đạt được những thành tích đáng kể, chiếm được thị phần không nhỏ trên địa bàn tỉnh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng tiềm năng, tạo cơ sở vững chắc cho chi nhánh phát huy sức mạnh tổng hợp.
2.1.3. Khái quát về bối cảnh hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Một số thuận lợi cơ bản
Mặc dù toàn bộ nền kinh tế thế giới đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất nhưng nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, biến động do ảnh hưởng của thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP 6,7% (năm 2010) và tổng thể vĩ mô của Việt Nam nhìn chung ổn định. Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ và cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng Việt Nam và nước ngoài.
Đến nay, mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn còn gánh chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, ở trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng Chính phủ đã kịp thời đưa ra và vẫn duy trì một loạt giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế,
đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực cho đầu tư phát triển, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã vẫn duy trì chính sách hỗ trợ lãi suất, đồng thời sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ như điều chỉnh lãi suất cơ bản phù hợp với thị trường trong từng giai đoạn; điều hành nhanh nhạy nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn để kiểm soát cung tiền và đảm bảo khả năng thanh toán cho các NHTM, bổ sung nguồn vốn ngoại tệ và điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt phù hợp với tín hiệu của thị trường.
Hiện nay, nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được mức cao hơn so với bình quân chung của cả nước; hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh trên 35%. Đến ngày 31/12/2010, tổng vốn huy động đạt 9,9 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay đạt 12,9 nghìn tỷ đồng, tăng 37,9% so với năm 2009..
Thương hiệu VIB trong lĩnh vực ngân hàng đã được khẳng định ở trong nước và quốc tế, đó là một điều kiện thuận lợi cho VIB Vĩnh Phúc đến với khách hàng. Lực lượng cán bộ của chi nhánh có trình độ, trẻ trung, nhiệt huyết và dễ thích nghi với cái mới, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ - một trong những yếu tố then chốt trong việc cạnh tranh ngân hàng. Công nghệ hiện đại và cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, hiện đại, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
2.1.3.2. Những khó khăn, thách thức tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của VIB Vĩnh Phúc
Kinh tế trong nước mặc dù đã vượt qua suy giảm, nhưng chưa thực sự vững chắc do được hỗ trợ từ các chính sách, không phải thực sự tăng trưởng trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý.
Xuất nhập khẩu hàng hóa giảm mạnh, do nền kinh tế thế giới suy thoái nên thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, kim ngạch xuất nhập khẩu có mức tăng chậm. Tổng giá trị xuất khẩu của địa bàn cả năm 2010 đạt 377,8 triệu USD, tăng 0,5% so với năm 2009; tổng giá trị nhập khẩu đạt 1.389,7 triệu USD, tăng 2%; trong đó riêng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt tổng trị giá hàng nhập khẩu gần 1.301,9 triệu USD, chiếm 93,68% tổng giá trị nhập khẩu và tăng 6,41% so với năm 2009.
Mạng lưới giao dịch của VIB trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn rất ít nên chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư cũng như phát triển các sản phẩm bán lẻ đến khách hàng. Thêm nữa, cạnh tranh với các NHTM trên địa bàn như Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng hằng hải, Ngân hàng nhà Hà Nội… ngày càng gay gắt, đồng thời nhiều ngân hàng đưa ra hàng loạt sản phẩm mới và các chính sách khuyến mại hấp dẫn hoặc hạ thấp các điều kiện cho vay để sẵn sàng lôi kéo khách hàng.
Chi nhánh được thành lập ba năm, với đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ hầu hết là mới hoặc được tuyển dụng bổ sung hàng năm, mặc dù có chất lượng đầu vào cao, song đa số kinh nghiệm thực tế trong quản lý cũng như về hoạt động ngân hàng chưa nhiều. Bên cạnh đó, trụ sở chi nhánh phải đi thuê. Đây là các yếu tố tạo nên sự khó khăn trước mắt trong công tác cán bộ và trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian qua.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Vĩnh Phúc trong những năm gần đây
2.1.4.1: Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đạt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng. Bởi có được một nguồn vốn ổn định, hoạt động kinh doanh mới
diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng thanh toán và tăng tính chủ động cho ngân hàng.
Trước những sức ép về vốn cũng như để chủ động trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, VIB Vĩnh Phúc đã xác định huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và đã triển khai một loạt các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn như: triển khai nhanh chóng các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Trung ương, ưu tiên chăm sóc các khách hàng lớn, đưa ra các sản phẩm gửi tiền được nhận quà tặng, chủ động trong công tác markettinh, động viên cán bộ VIB sử dụng sản phẩm dịch vụ của VIB.
Với chính sách linh hoạt về lãi suất, phí, thời hạn cùng những chương trình ưu đãi khác, hiệu quả của những công tác huy động vốn được nâng lên rõ rệt, kết quả cụ thể như sau :
Tính đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn đạt 859 tỷ VND, trong đó nguồn vốn huy động từ khách hàng 661tỷ VND tăng 174 tỷ, chiếm tỷ trọng 7.73% so với tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn.
* Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng:
Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn theo khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Huy động từ khách hàng 241 100% 402 100% 661 100% + TCKT 200 83,2% 307 76,4% 509 77% + Dân cư 41 16,8% 95 23,6% 152 23%
(Nguồn từ Phòng tổng hợp của VIB Vĩnh Phúc)
Từ số liệu cho thấy: Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 241 tỷ tăng 54,7% tương đương 85 tỷ so với năm 2007. Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt 402 tỷ tăng 61% tương đương với 161 tỷ so với
năm 2008, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 661 tỷ tăng 64,4% tương đương 259 tỷ so với năm 2009. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng đã bám sát sự chỉ đạo của NH Nhà nước và ban quản trị VIB Việt Nam, ưu tiên tập trung vào nguồn vốn nhằm nâng cao tính thanh khoản cho toàn hệ thống nói chung và cho VIB Vĩnh Phúc nói riêng.
Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đều tăng dần qua các năm và có sự điều chỉnh về cơ cấu: tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn huy động đã giảm dần qua các năm 2008 – 2009 từ 83,2% năm 2008 xuống 76,4% năm 2009, sau đó tăng nhẹ lên 77% năm 2010. Điều này thể hiện sự nỗ lực của VIB Vĩnh Phúc trong việc vận động và thu hút các khách hang mới mở tài khoản và giao dịch tại chi nhánh, điển hình là công ty Jafacomfeed, Prime Group…
Bên cạnh đó, công tác chăm sóc và đàm phán với các công ty có số dư tiền gửi lớn thực hiện tốt, đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng. Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư năm 2010 (23%) tuy có giảm so với năm 2009 (23,6%), nhưng xét về khối lượng thì vốn huy động từ dân cư năm 2010 tăng 57 tỷ VND, tương đương 60% so với năm 2009.
* Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi:
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền gửi
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vốn huy động từ KH 241 100% 402 100% 661 100% Tiền gửi không kỳ hạn 54,5 22,6% 78,4 19,5% 265 40,1% Tiền gửi có kỳ hạn 185,5 76,8% 319,6 79,5% 381 57,6%
Giấy tờ có giá 1 0,6% 4 1% 15 2,3%
(Nguồn từ Phòng kế toán của VIB Vĩnh Phúc)
Đến ngày 31/12/2010, nguồn vốn huy động từ khách hàng bằng VND đạt 661 tỷ VND, tăng 259 tỷ so với năm 2009, chiếm 78,9% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Nguồn vốn huy động từ khách
hàng bằng ngoại tệ quy USD đạt 9,5 triệu USD, tương đương 190 tỷ VND, tăng 4,3 triệu USD so với năm 2009, chiếm 21,1% tổng nguồn vốn huy động.
Ngoài ra, năm 2010, vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn là 265 tỷ, tăng 186,6 tỷ, tương đương 238% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 40,1% tổng vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn là 381 tỷ, tăng 61,4 tỷ, tương đương 19,2% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 57,6% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá là 15 tỷ, tăng 11 tỷ so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 2,3% tổng nguồn vốn huy động.
Hơn nữa, năm 2010 khối lượng vốn huy động tăng 259 tỷ so với năm 2009, vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn tăng cao, tăng 186,6 tỷ, tương đương 238% so với năm 2009. Điều này là do năm 2010, VIB Vĩnh Phúc đã thiết lập thêm nhiều mối quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp, mở rộng thêm mạng lưới giao dịch tới nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.
Do đó, cơ cấu nguồn vốn huy động có sự thay đổi, giảm tỷ trọng vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn xuống từ 79,5% (2009) xuống 57,6% (2010), tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn lên từ 19,5% (2009) tới 40,1% (2010), điều này khiến cho cơ cấu tài sản của ngân hàng năm 2010 trở nên kém bền vững hơn so với năm 2009.
Nhìn chung, công tác huy động vốn của VIB Vĩnh Phúc trong năm 2010 đã có bước tiến vượt bậc nhưng có phần chưa vững chắc. Trong năm, chi nhánh này đã tận dụng tốt cơ hội, tranh thủ khai thác có hiệu quả nguồn vốn từ các tổ chức đang có quan hệ và thu hút thêm một số khách hàng mới, đồng thời khai thác và sử dụng hiệu quả các sản phẩm dịch vụ truyền thống để gia tăng khách hàng cá nhân.
Huy động vốn là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động của ngân hàng, còn hoạt động cho vay là hoạt động chính mang lại thu nhập, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian qua VIB Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Tổng dư nợ của ngân hàng ở mức tăng trưởng khá qua các năm.
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì công tác khách hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng. Cho tới nay, Chi nhánh đã duy trì và thiết lập mối quan hệ giao dịch với hầu hết các khách hàng có quy mô lớn trên địa bàn như: Công ty Honda Việt Nam, Công ty Piaggo VV, Daewoo Apparel, Vinakorea, Daewoo Bus, tập doàn Vĩnh Phúc… và một số khách hàng lớn trên địa bàn lân cận như: Tổng Công ty giấy Việt Nam (Phú Thọ), Công ty sữa Hà Nội (Hà Nội), Công ty Hòa Bình Minh (Phú Thọ), Công ty Xuất nhập khẩu Hà Anh ( Hà Nội)… và nhiều hộ kinh doanh có quy mô lớn, hiệu quả trong và ngoài tỉnh.
Tính đến ngày 31/12/2010, dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 672 tỷ