Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Maritimebank chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà nội (Trang 49)

2.3.3.1. Kết quả đạt được

Hoạt động quản trị RRTD của MSB-HN đã được chú trọng nhiều. MSB-HN đã xây dựng được các công cụ quản trị rủi ro cơ bản như chương trình xếp hạng khách hàng, phân nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu tại MSB-HN giảm hẳn qua các năm từ 3,76% năm 2011 xuống còn 1,49% năm 2013. Cơ cấu nợ khó đòi trong nợ quá hạn năm 2013 chiếm 24,4% giảm 3 lần so với năm 2012. Tỷ lệ mất vốn từ 4,27% năm 2011 còn 1,88% năm 2013. Thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2013 đạt 2.668 tỷ đồng, tăng 169% so với năm 2012 và 664% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng đạt 12,26%. Điều này thể hiện hiệu quả của hoạt động quản lý tín dụng năm 2013 được nâng cao, nợ xấu giảm, khả năng thu hồi nợ và chất lượng các khoản vay tốt.

2.3.3.2. Hạn chế

Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại MSB-HN trong những năm qua, có thể thấy rằng mặc dù chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc quản trị rủi ro tín dụng nhưng vẫn bộc lộ một số yếu kém:

 Chất lượng thẩm định tại một số khoản vay chưa tốt. Nội dung thẩm định rất sơ sài không có đầy đủ các thông tin tài chính của doanh nghiệp hoặc thông tin cá nhân, không phân tích và đánh giá tình hình biến động và dự báo khả năng phát triển. Ví dụ như trường hợp vay của công ty Sơn Hải đã gây thiệt hại cho chi nhánh hàng tỷ đồng.

 Vẫn còn tồn tại hiện tượng giải quyết cho vay khi không có tài sản đảm bảo, hay cho vay vượt mức quy định vào cuối 2011 (ví dụ như trường hợp giải quyết cho vay khách hàng cá nhân Phương Mai 40 triệu đồng khi khách hàng không có tài sản thế chấp). Hiện tượng này thường xảy ra khi cán bộ tín dụng không trung thực và không chấp hành đúng nguyên tắc cho vay của chi nhánh. Cán bộ tín dụng thường lược bớt những khâu cần điều tra kiểm định lại thông tin mà bên khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, ban lãnh đạo chi nhánh cũng đã có những quán triệt và biện pháp triệt để để đẩy lùi hiện tượng này.

 Việc quản lý khoản vay sau khi giải ngân vẫn chưa được chú trọng về cả thời hạn kiểm tra cũng như nội dung trong biên bản kiểm tra. Hội sở chính (HSC) đã quy

51

hiện hàng tháng, tối đa hàng quý. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng thường chỉ kiểm tra qua quýt bằng cách gọi điện hỏi khách hàng mà không đến trực tiếp kiểm tra tình hình khách hàng cũng như TSĐB, hoặc có kiểm tra cũng chỉ làm hình thức không lập biên bản cho khách hàng ký dẫn đến trường hợp cán bộ tín dụng cũng như chi nhánh không phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường có liên quan đến khoản vay. Ví dụ như những trường hợp khách hàng tự động bán tài sản bảo đảm không thông báo cho Ngân hàng mà cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cũng không theo dõi, kiểm soát được gây khó khăn và thiệt hại cho chi nhánh.

 MSB áp dụng cơ chế lãi suất điều chỉnh thả nổi theo sự biến động của thị trường, thông thường điều chỉnh 3 tháng/lần hoặc 1 tháng/lần. Tuy nhiên, việc theo dõi thay đổi lãi suất vẫn phải làm thủ công, chưa có chương trình theo dõi trên máy tính nên hoạt động giám sát việc thực hiện điều chỉnh lãi suất đúng theo quy định của MSB-HN và của NHNN còn gặp nhiều khó khăn.

2.3.3.3. Nguyên nhân

Tỷ lệ nợ quá hạn tại Maritime Bank vẫn còn khá cao là do các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan sau:

a. Nguyên nhân chủ quan

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm, chưa được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định khách hàng. Đa phần cán bộ tín dụng tại Ngân hàng hiện nay đều trẻ và vừa mới ra trường (cán bộ trẻ vừa mới ra trường từ 1 đến 3 năm chiếm khoảng 70% số lượng cán bộ tín dụng), chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong nghiệp vụ. Tuy nhiên, công tác đào tạo tại Maritime Bank cho các cán bộ tín dụng chưa được chú trọng và thực hiện chuyên nghiệp. Mỗi lớp cán bộ tín dụng mới vào Ngân hàng chỉ được tham gia một lớp đào tạo hội nhập gộp cùng chương trình giới thiệu quy trình và các sản phẩm tín dụng trong vòng 10 đến 15 ngày. Giảng viên đào tạo chính là các cán bộ tại Hội sở chính tự xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo. Đây chính là điểm yếu của công tác đào tạo vì giảng viên đào tạo chưa đủ kỹ năng đào tạo cũng như kinh nghiệm để thực hiện đào tạo dẫn đến việc đào tạo chỉ mang tính hình thức, không thiết thực cho các cán bộ nghiệp vụ. Hoạt động đào tạo cho cán bộ nhân viên chưa được chú trọng, đa phần các lớp đào tạo được xây dựng cho các lãnh đạo của chi nhánh, có những cán bộ tín dụng làm việc tại Ngân hàng đến 7 năm không được

tham gia bất cứ lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ nào ngoài lớp đào tạo hội nhập khi bắt đầu vào làm việc cho Ngân hàng.

Số lượng cán bộ hiểu về hệ thống và phân hệ tín dụng của ngân hàng rất ít. Tính đến năm 2013, chỉ có khoảng 20 đến 30 người hiểu rõ về phân hệ tín dụng của ngân hàng. Phần lớn đây là các cán bộ làm việc lâu năm trong ngân hàng, đã lên làm cán bộ quản lý và làm việc không tập trung tại HSC, không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ hướng dẫn chi nhánh giải quyết các vấn đề liên quan đến phân hệ tín dụng. Công tác đào tạo chưa được chú trọng trong khi việc hướng dẫn chi nhánh giải quyết các vấn đề phát sinh là chức năng của các phòng/ ban tại HSC. Điều này làm hạn chế khả năng giải quyết vấn đề về khoản vay trên phân hệ tín dụng, giảm khả năng kiểm soát của HSC (không kiểm soát được hoặc kiểm soát không chính xác).

Hiện tượng “chảy máu chất xám” do MaritimeBank chi nhánh Hà Nội chưa có chính sách đãi ngộ lương, thưởng... tương xứng. MSB-HN thực hiện chế độ lương, thưởng như nhau cho từng chức danh công việc, các cán bộ tín dụng đều có mức thu nhập ngang nhau, sau 03 năm mới được đánh giá để xét tăng lương, trong khi các ngân hàng khác áp mức lương cho cán bộ tín dụng theo doanh thu giải ngân và có thể 06 tháng được đánh giá tăng lương một lần. Chế độ thưởng được MSB-HN xét chung cho cả chi nhánh. Hàng năm, mỗi phòng/ ban chỉ được ứng cử một nhân viên xuất sắc với mức thưởng từ 1 – 1,5 triệu/ người. Lương, thưởng không được đánh giá theo hiệu quả công việc, cán bộ làm ít cũng được hưởng như làm nhiều nên không những làm giảm hiệu quả công việc, không thu hút được nguồn nhân lực có kỹ năng, kinh nghiệm bên ngoài mà còn làm cho một số cán bộ giỏi nghiệp vụ chuyên môn tại chi nhánh chuyển sang các ngân hàng khác. Đây là một thiệt hại lớn vì chi nhánh sẽ không chỉ bị thiếu hụt nhân sự mà còn có thể bị lộ kế hoạch, chiến lược, chính sách kinh doanh.

Phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu chủ động trong công việc. Cán bộ tín dụng chỉ chú trọng hoạt động giải ngân và thu nợ mà không chú ý việc giám sát và kiểm tra tình hình khách hàng sau khi giải ngân dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng gặp khó khăn đột xuất về tài chính, sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc tài sản bảo đảm bị biến động, hoặc khách hàng bỏ trốn mà không kịp phát hiện gây ra những khoản nợ xấu.

Chính sách tín dụng của MSB-HN chưa đầy đủ, còn sơ sài, thiếu nhiều quy trình, quy chế hướng dẫn chi nhánh thực hiện, chưa có chính sách tín dụng cụ thể, quy định xác

53

định và xử lý trách nhiệm trong hoạt động tín dụng sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng, quy trình quản trị thông tin tín dụng tại HSC và tại chi nhánh, quy trình cho vay KHDN, quy trình hướng dẫn kiểm tra và giám sát tín dụng, quy định đánh giá xếp loại các chi nhánh... Một số quy định không còn phù hợp với tình hình hiện tại, thiếu tính thực tế nhưng vẫn chưa được điều chỉnh như Quy chế cho vay khách hàng, quy định về bảo đảm tiền vay, quy trình định giá tài sản bảo đảm, các quy định về sản phẩm cho vay..., trong khi đây là các quy định xương sống để hướng dẫn các chi nhánh thực hiện.

Hoạt động giám sát tín dụng còn thực hiện thủ công, chưa có công cụ, phần mềm hỗ trợ. Việc theo dõi thay đổi lãi suất và lãi treo vẫn phải làm thủ công, chưa có chương trình theo dõi trên máy tính nên hoạt động giám sát việc thực hiện điều chỉnh lãi suất đúng theo quy định của Maritime Bank chi nhánh Hà Nội và của NHNN còn gặp nhiều khó khăn.

Công nghệ của chi nhánh Hà Nội còn hạn chế, không kiểm soát được tất cả các luồng thông tin của khách hàng. Phân hệ tín dụng của MSB-HN còn đơn giản, không cài đặt chế độ thu lãi tự động, không cài đặt được chức năng kỳ hạn điều chỉnh lãi suất, tính năng sản phẩm tín dụng còn đơn giản không cạnh tranh được với các ngân hàng khác như ACB, Techcombank... Ký tự khách hàng trên phân hệ còn hạn chế khiến việc kiểm soát thông tin khách hàng còn gặp nhiều khó khăn. Cán bộ tín dụng cũng như giám sát tín dụng khó lấy dữ liệu về khoản vay và khách hàng một cách đầy đủ, mỗi lần cần số liệu báo cáo và theo dõi đều phải yêu cầu Bộ phận khai thác số liệu, Phòng công nghệ thông tin của Ngân hàng hỗ trợ, trong khi Bộ phận khai thác số liệu tại HSC đến cuối năm 2013 chỉ có 2 chuyên viên, không thể hỗ trợ đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của các phòng/ ban HSC cũng như của chi nhánh.

Chương trình đánh giá xếp hạng khách hàng còn thủ công và đơn giản bằng phần mềm excel, ít chỉ tiêu đánh giá. Việc thực hiện xếp hạng khách hàng chỉ mang tính hình thức không đánh giá đúng “chất lượng” của khách hàng, không mang lại hiệu quả thực sự cho chi nhánh trong hoạt động thẩm định khách hàng.

MSB-HN thiếu thông tin về khách hàng vì chủ yếu nguồn thông tin của khách hàng được Ngân hàng lấy từ Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC và thông tin chung trên internet. Nguồn thông tin trên CIC chưa được cập nhật đầy đủ, nguồn thông tin trên internet không chính thống làm hạn chế việc thu thập thông tin khách hàng, ảnh hưởng đến việc đánh giá và thẩm định cho vay khách hàng.

Từ khi thành lập, MSB cũng như MSB-HN chỉ chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải hoặc các khách hàng cổ đông làm hạn chế phạm vi hoạt động và sự linh hoạt của Ngân hàng trước biến động của thị trường.

b. Nguyên nhân khách quan

Do khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn, đặc biệt là các khoản vay của KHCN. Cá nhân thường lấy mục đích vay tiêu dùng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh vì hồ sơ vay tiêu dùng cá nhân đơn giản, thậm chí không cần giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Ngoài ra, có trường hợp chủ doanh nghiệp lấy danh nghĩa của công ty đi vay vốn nhưng thực chất là phục vụ cho nhu cầu cá nhân và ngược lại cá nhân vay vốn phục vụ cho mục đích của doanh nghiệp...Ví dụ, đối với sản phẩm cho vay mua ôtô, là trường hợp điển hình của việc cán bộ tín dụng khó kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay, khách hàng có thể vay mua ôtô phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp (phục vụ nhu cầu đi lại của ban lãnh đạo công ty), phục vụ cho hoạt động của cá nhân (mua xe để đi lại) hoặc phục vụ cho mục đích kinh doanh (mua xe để cho thuê)...; hoặc đối với sản phẩm cho vay cán bộ quản lý, đây là sản phẩm khá đặc trưng của Maritime Bank chi nhánh Hà Nội trên thị trường hướng đến đối tượng khách hàng là cán bộ quản lý của các doanh nghiệp với hạn mức cho vay cao, thời gian cho vay tương đối dài và không cần tài sản thế chấp nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng cá nhân, tuy nhiên, chính sự tiện dụng của sản phẩm mà nhiều cán bộ cấp quản lý lợi dụng vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc phục vụ cho mục đích đầu cơ khác.

Do tình hình biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập dùng để trả nợ cho Ngân hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy mô vốn nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực, ngành hàng chịu nhiều biến động của nền kinh tế năm 2013. Năng lực quản lý mang tính chất gia đình, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, sản phẩm sản xuất kinh doanh không cạnh tranh, không xây dựng được chính sách bán hàng phù hợp nên khi gặp biến động của nền kinh tế dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ, khó khăn trong việc thu hồi công nợ phải thu, không có nguồn trả nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng của biến động về giá cả (như sắt thép, inox, hóa chất, phân bón...), cộng thêm việc hạn chế cho vay của các ngân hàng khiến các doanh nghiệp khó khăn về vốn, ảnh hưởng đến việc thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng như Công ty Vận tải Biển Đông Long tại Chi nhánh Hải Phòng, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam tại Chi nhánh Hà Nội...

55

Do sự không đồng bộ, chồng chéo, chưa chặt chẽ giữa các văn bản pháp lý tạo ra khe hỡ, các cách hiểu khác nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản pháp lý chưa lường hết các trường hợp cụ thể xảy ra dẫn đến văn bản còn nhiều khe hở và lỏng lẻo. Cách diễn tả trong văn bản pháp lý chưa thực sự chính xác và bao quát.

Do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa tạo điều kiện giao lưu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hội vừa tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt, tạo sự ràng buộc giữa các quốc gia và tiềm ẩn rủi ro mang tính hệ thống. Hội nhập buộc Chính phủ và NHNN phải dỡ bỏ các rào cản đối với TCTD nước ngoài tạo ra làn sóng cạnh tranh khắc nghiệt giữa ngân hàng “nội” và “ngoại”.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)