Điểm mạnh, điểm yếu của Maritimebank chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà nội (Trang 60)

3.2.2.1. Điểm mạnh

Về khách hàng: Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, định hướng của MSB-HN tập

trung chủ yếu vào KHDN nên số lượng KHDN truyền thống, lâu năm, uy tín là tương đối nhiều.

Về sản phẩm: Nhiều sản phẩm đặc thù cho KHDN mà các Ngân hàng khác không có

như sản phẩm Cho vay bằng quyền đòi nợ, Cho vay đóng tàu thuyền,…

Về mạng lưới hoạt động: MSB đã liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình

ra các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.

Về công nghệ thông tin: Hệ thống corebanking hiện đại với nhiều tính năng đa dạng

giúp khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của Maritime Bank. Bên cạnh đó, Maritimebank là một trong những ngân hàng được World Bank tài trợ cho dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn 2, Maritime Bank chi nhánh Hà Nội đang tận dụng lợi thế này để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống corebanking, phát triển các sản phẩm mới và nâng cao hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Về con người: Đội ngũ nhân viên MSB-HN ngày càng lớn mạnh với khoảng 60% có

trình độ đại học. MSB-HN đang có những chính sách lương, thưởng hấp dẫn để tập trung thu hút đối tượng là các lãnh đạo cấp cao từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước gắn bó lâu dài với Ngân hàng, mức thu nhập của cán bộ quản lý được đánh giá là khá cao trên thị trường.

Về quản lý : Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh

hàng tháng, hàng quý, hàng năm của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc. HSC chịu trách nhiệm và ban hành các chính sách hỗ trợ các chi nhánh phát triển hoạt động kinh doanh. Mô hình cơ cấu tổ chức theo chiều dọc tạo cơ sở cho các chi nhánh tăng trưởng, mở rộng và tập trung vào bán hàng và HSC điều hành thực hiện tốt việc quản lý, hỗ trợ chi nhánh.

MSB-HN có lợi thế phát triển và tạo dựng thương hiệu tại một số tỉnh, thành phố trên toàn quốc như Hải Phòng, Quảng Ninh, Vũng Tàu, Bình Dương… Tại Hải Phòng, MSB-HN có lợi thế phát triển các khách hàng trong ngành đóng tàu, vận tải biển, tại Quảng Ninh, MSB-HN có lợi thế phát triển khách hàng trong ngành khoáng sản, than…

3.2.2.2. Điểm yếu

Việc mở rộng mạng lưới nhanh, mạnh khiến việc luân chuyển cán bộ diễn ra liên tục. Điều này ảnh hưởng tới mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng khi thực hiện cách thức giao dịch một cửa, đặc biệt đối với các khách hàng có quan hệ thân thiết với Ban lãnh đạo các chi nhánh.

Maritime Bank chi nhánh Hà Nội còn hạn chế về yếu tố con người, thiếu cán bộ có kinh nghiệm, am hiểu về hệ thống ngân hàng, đặc biệt là phân hệ tín dụng để hướng dẫn chi nhánh. Mặc dù, đội ngũ nhân viên trong Ngân hàng đã được trẻ hóa (70% là cán bộ mới ra trường từ 1 – 3 năm) và có trình độ cao (60% cán bộ tốt nghiệp đại học), tuy nhiên đội ngũ cán bộ này còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng do chưa tiếp xúc nhiều với thực tế. Bên cạnh đó, công tác đào tạo của Ngân hàng chưa được chú trọng; chính sách lương, thưởng nhân viên chưa thu hút so với mặt bằng chung trên thị trường, thu nhập cán bộ tín dụng tại Ngân hàng trung bình 4 đến 5 triệu/ tháng, trong khi ở các ngân hàng khác có thể lên đến 9 triệu/ tháng nên không hấp dẫn nguồn nhân lực có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác.

Maritime Bank chi nhánh Hà Nội đã sử dụng hệ thống corebanking từ những năm 2002, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch tại bất cứ điểm giao dịch nào của Ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống corebanking được trang bị từ khá lâu nên còn lạc hậu và thiếu nhiều chức năng so với các ngân hàng khác hiện nay, như: không tự cài đặt lãi suất theo kỳ, không tự thu gốc và lãi theo hóa đơn… làm hạn chế các tính năng của sản phẩm và giảm tính cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.

63

Hệ thống văn bản pháp lý của MSB-HN còn sơ sài, thiếu tính cập nhật và đồng bộ làm hạn chế việc tuân thủ, kiểm soát cũng như hướng dẫn các chi nhánh thực hiện nghiệp vụ. Trong khi các ngân hàng khác đã xây dựng gần như hoàn thiện về chính sách tín dụng, sổ tay tín dụng hoặc cẩm nang tín dụng hướng dẫn cán bộ nghiệp vụ, hoàn thiện chương trình xếp hạng khách hàng, các quy trình, quy chế giám sát và xử lý nợ, quy định về xử phạt đối với các trường hợp vi phạm đạo đức nghề ngân hàng, quy định về bảo mật thông tin…thì MSB-HN vẫn chưa có.

Phòng giao dịch chủ yếu tập trung vào hoạt động huy động vốn do nguồn nhân lực tại các phòng giao dịch là có hạn, mỗi phòng giao dịch có tối đa 6 người (2 nhân viên giao dịch, 1 kiểm soát viên, 1 trưởng phòng giao dịch và 2 nhân viên tín dụng) nên không có đủ nhân lực để phát triển tín dụng doanh nghiệp. Phần lớn các phòng giao dịch được mở tại các khu vực đông dân cư, do vậy mục tiêu chính của MSB-HN là tận dụng kênh phân phối này để huy động từ dân cư mà chưa chú trọng đến các hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay doanh nghiệp.

Chưa có hệ thống ISO quản lý chất lượng triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống. Do đó, hiệu quả làm việc của nhân viên, lãnh đạo chưa được đánh giá, quy trình làm việc chưa theo hệ thống, còn mang tính tự phát, khó kiểm soát.

Thời gian đầu (từ khi thành lập đến năm 2011), Maritime Bank chi nhánh Hà Nội chỉ chú ý phát triển hoạt động của mình cho các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp cổ đông, không tập trung cho thị trường bán lẻ nên không tập trung đến việc phát triển thương hiệu. Do đó, thương hiệu Maritimebank chưa được biết đến nhiều và chưa phát triển đủ mạnh so với các ngân hàng khác như: Sacombank, Techcombank, ACB, Đông Á Bank đặc biệt tại khu vực miền Nam. Trong cuộc điều tra thương hiệu Maritime Bank vào tháng 04/2009 cho thấy nhiều khách hàng chưa biết đến tên Ngân hàng hoặc nghĩ Ngân hàng chỉ phục vụ đối tượng khách hàng trong lĩnh vực hàng hải.

Hoạt động tín dụng chưa phải là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng .Tài sản của Ngân hàng chủ yếu được tập trung cho hoạt động kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng, một phần hai tài sản của Ngân hàng nằm trên thị trường liên ngân hàng (thị trường kinh doanh tiền tệ, giấy tờ có giá giữa các ngân hàng) nên rủi ro do việc kinh doanh rất cao.

Các ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ…và phần lớn các NHTM hàng đầu Việt Nam như ACB, Sacombank, Techcombank…đã có định hướng phát triển và đối

tượng khách hàng mục tiêu rõ ràng. Techcombank hướng tới đối tượng khách hàng có thu nhập cao, được HSBC hỗ trợ về công nghệ, con người, tư vấn triển khai các sản phẩm đa dạng, lập chi nhánh thử nghiệm với dịch vụ ngân hàng ưu tiên dành cho cáckhách hàng VIP. ANZ và HSBC đều hướng tới thị trường bán lẻ với các khách hàng có thu nhập cao bằng các dịch vụ đa năng và tiện ích. Trong khi đó, Maritime Bank chi nhánh HN chưa xác định được chiến lược và đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, còn trong quá trình “mò mẫm” nên chưa quyết liệt trong hành động của mình.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh Hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)