3.2.1.1. Môi trường văn hóa xã hội
Thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các vùng, miền là khác nhau. Tại miền Nam (Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương…), người dân có xu hướng thích các sản phẩm công nghệ hiện đại, tiêu dùng, mua sắm nhiều hơn thói quen gửi tiết kiệm nên ở khu vực này phát triển mạnh về tín dụng. Khách hàng tại khu vực miền Trung (Nha Trang, Đà Nẵng, Nghệ An,…) thích gửi tiết kiệm bằng vàng, khi giá vàng tăng, họ có xu hướng gửi tiết kiệm để mua vàng, do đó ở khu vực này thường tăng trưởng tiết kiệm chậm. Khu vực miền Bắc, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm nhiều hơn nên tốc độ tăng trưởng tiết kiệm tại khu vực miền Bắc mạnh.
Nhà đầu tư Việt Nam có xu hướng chạy theo đám đông, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Các nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng bởi “lời khuyên” từ bạn bè, người thân, mà ít khi tự mình tìm hiểu kỹ về dự án, hoặc tình hình thị trường.
3.2.1.2. Môi trường công nghệ
Ở Việt Nam, việc sử dụng corebanking (chương trình ngân hàng lõi) diễn ra như một xu thế tất yếu. Phần mềm lõi hiện đại này sẽ giúp các ngân hàng cung cấp các dịch vụ hoàn chỉnh thông qua nhiều kênh phân phối (mạng ATM, Mobile Banking, Internet Banking…), mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và xử lý khối lượng công việc hoặc giao dịch lớn nhưng không làm tăng chi phí tài nguyên và cơ sở hạ tầng tương ứng. Về bản chất đây là phần mềm tích hợp các ứng dụng tin học của quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro… trong hệ thống ngân hàng.
Khi áp dụng phần mềm lõi này, các NHTM có thể mở rộng các chi nhánh một cách không giới hạn và dễ dàng kiểm soát RRTD, rủi ro thị trường và hoạt động… Ngoài ra, do sử dụng dữ liệu tập trung nên ngân hàng sẽ sử dụng được nguồn vốn của mình một cách hiệu quả hơn. Khi ngân hàng có hệ thống corebanking tốt có thể đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ mang lại sự tiện dụng cho khách hàng nhằm tăng lợi nhuận và cạnh tranh với các ngân hàng khác. Phần mềm lõi giúp quản lý tài khoản của khách hàng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Với các phần mềm lỗi thời, việc quản lý khách hàng gây ra nhiều bất tiện. Khách hàng phải đến rút tiền tại chính điểm đã gửi dù ngân hàng có rất nhiều chi nhánh. Thậm chí, nếu muốn giao dịch ở nhiều điểm, khách hàng buộc phải mở số lượng tài khoản tương ứng. Với sự ra đời của corebanking hiện đại, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở ngân hàng là có thể giao dịch với nhiều sản phẩm ở các điểm giao dịch có thể cùng hoặc không cùng hệ thống.
3.2.1.3. Môi trường cạnh tranh cao tại các khu vực đông dân cư
Việt Nam là quốc gia đông dân cư, sống tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh,…Đây cũng là nơi tập trung của nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính, do vậy, mức độ cạnh tranh tại các khu vực này rất cao.
Không chỉ cạnh tranh về mạng lưới hoạt động, các ngân hàng còn cạnh tranh về công nghệ ngân hàng bằng cách nâng cấp hoặc mua mới hệ thống quản trị ngân hàng lõi (corebanking) để cung cấp các sản phẩm mới có nhiều tính năng hơn hoặc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.
Ngoài ra, các ngân hàng cũng đang chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng các hoạt động như Tư vấn tài chính cá nhân, chăm sóc khách hàng, như: cán bộ ngân hàng
61
mức cho vay đối với khách hàng lâu năm, tặng quà thăm hỏi khách hàng nhân các dịp đặc biệt như sinh nhật, lễ tết, ngày quốc tế phụ nữ, tặng quà cho khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh hoặc phòng giao dịch mới khai trương...
3.2.1.4. Môi trường cạnh tranh cao khi có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài
Theo thống kê của NHNN Việt Nam ngày 31/12/2013, Việt Nam có 39 ngân hàng nước ngoài với mục đích chính là phục vụ cho hoạt động đầu tư của các công ty nước họ vào nền kinh tế Việt Nam. Một vài ngân hàng nước ngoài trong đó có ANZ, HSBC, Standard Chartered Bank đã được phép tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ nội địa và mở rộng mạng lưới chi nhánh ở Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về tài chính, công nghệ, con người, uy tín cung cấp dịch vụ mà các ngân hàng trong nước còn tỏ ra rất hạn chế.