Trước tiên, MSB-HN cần xây dựng chính sách tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Trong đó cần đặc biệt chú ý tránh việc chạy theo mục đích lợi nhuận dẫn đến chất lượng tín dụng bị suy giảm. Trong các quy định về tài sản thế chấp trong việc cho vay vốn chi nhánh không nên coi trọng tài sản thế chấp là chỗ dựa hoàn toàn đảm bảo an toàn tín dụng. Nếu được chi nhánh nên nhận các tài sản thế chấp là các giấy tờ có giá, dễ chuyển thành tiền, ít rủi ro hơn.
Việc giám sát và kiểm tra sau vay là một đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho chi nhánh và các cán bộ tín dụng. Trong công tác này chi nhánh cần chủ dộng hơn, điều đó giúp ngân hàng sớm phát hiện các dấu hiệu rủi ro. Không chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính, các cán bộ tín dụng cần chủ động hơn, cần chủ động xuống tận cơ sở kiểm tra, việc kiểm tra phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nên tiến hành mỗi quý một lần. Theo dõi tình hình thị trường, ngành hàng sản xuất kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng đến vốn vay của ngân hàng. Đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp theo giá trị hiện hành, nếu giảm so với giá thế chấp cần phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc dư nợ giảm tương ứng.
Đối với những khoản vay lớn cần có một bộ phận chuyên trách đánh giá. Chi nhánh cần quy định cán bộ tín dụng xuống cơ sở khách hàng để thu nợ khi tới kỳ hạn trả nợ. Quy định này thể hiện sự quan tâm theo dõi của chi nhánh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nâng cao ý thức trách nhiệm đối với khoản vay.
MSB-HN chọn cách ứng phó với RRTD là đảm bảo tiền vay. Chính vì vậy, cách bảo đảm tốt nhất cho các rủi ro tín dụng là có bảo lãnh khoản vay tốt và đa dạng danh mục đầu tư. Việc cho vay có tài sản đảm bảo giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ cấp nếu như nguồn thu được tạo ra từ khoản vay không còn khả năng trả nợ. Với đặc thù kinh doanh trong một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc có tài sản đảm bảo cho khoản vay của khách hàng là điều kiện tiên quyết của ngân hàng với khách hàng. Để tài sản đảm bảo phát huy tối đa tác dụng thì MSB-HN phải có nhứng biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý tài sản đảm bảo. Trước hết, bằng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng cũng như trong thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, chi nhánh phải chắc chắn xác lập được quyền
69
của mình đối với tài sản khi xảy trường hợp khách hàng không trả được nợ. Công việc này cần phải được tiến hành chính xác và đây đủ, tránh những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến quyền của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo.
Một vấn đề liên quan đến tài sản đảm bảo, đó là việc mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo. Đã có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng không đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo mà khi tài sản bị cháy nổ, tai nạn,...làm khó khăn cho khách hàng, ảnh hưởng đến việc trả nợ của ngân hàng.
Khi nhận tài sản đảm bảo, ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước thì việc quan tâm đến chính sách về đất đai, về tiêu chuẩn công nghệ Việt Nam và quốc tế, thực tế công tác quy hoạch của địa phương và lợi thế của tài sản đảm bảo cũng rất quan trọng. Mỗi biến động về cơ chế, về quy hoạch hay chính sách của nhà nước liên quan đến bất động sản, xử lý tài sản đảm bảo cần có định hướng chỉ đạo đúng đắn