Xác định và đánh giá các nguồn thải phát sinh của Công ty TNHH Tiến Hải

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty TNHH tiến hải, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 50)

Tiến Hải

4.3.1. Các nguồn thải chính của công ty TNHH Tiến Hải

Công ty TNHH Tiến Hải chuyên sản xuất, chăn nuôi lợn nái sinh sản với quy mô lớn nên lượng phân thải, nước thải phát sinh trong 1 ngày rất nhiều. Theo kết quả khảo sát cho thấy, hiện trạng thu gom chất thải, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi tại công ty tương đối tốt, phân được thu gom khô nhiều lần trong ngày. Hình thức xử lý chủ yếu bằng ao, hồ tự nhiên do công ty có lợi thế diện tích ao nuôi cá thịt rất lớn (khoảng 20 ha) nên toàn bộ nước thải, phân thải từ các chuồng được đổ trực tiếp ra ao làm thức ăn nuôi cá. Tuy nhiên, các vấn đề môi trường của công ty sẽ khó khăn hơn vào mùa nước cạn, thời điểm thu hoạch cá sẽ dư thừa phân, nước thải. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ có trong phân, nước thải sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, gây ra mùi khó chịu, lượng N, P cao làm phú dưỡng cho nguồn nước.

Bảng 4.12: Các loại chất thải và nguồn phát sinh của công ty

Loại chất thải Nguồn phát sinh

Phân Tất cả các chuồng

Nước tắm, vệ sinh chuồng trại Tất cả các chuồng

Nước tiểu lợn Tất cả các chuồng

Nước rò rỉ Tất cả các chuồng

Thức ăn thừa Tất cả các chuồng

Thức ăn rơi vãi Tất cả các chuồng

Vỏ bao thức ăn Tất cả các chuồng

Vỏ thuốc thú y, kim tiêm, bơm tiêm Phòng tinh, kho thuốc, tất cả các chuồng

Nhau thai, đuôi, tai lợn con Chuồng đẻ

Lợn chết Tất cả các chuồng

Các loại khí gây mùi Tất cả các chuồng

Qua bảng trên cho thấy, chất thải, nước thải phát sinh ở tất cả các chuồng, các công đoạn sản xuất chăn nuôi. Do công ty chăn nuôi theo quy trình công nghiệp, số lượng lợn lớn nên lượng chất thải, nước thải sinh ra nhiều.

Lượng nước thải của công ty sinh ra trong quá trình sản xuất chăn nuôi rất lớn do nhu cầu sử dụng nước nhiều, nhất là vào mùa hè nhiệt độ cao, cần nhiều nước để tắm cho lợn và hệ thống làm mát nên lượng nước thải nhiều.

Nguồn nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn: - Tắm cho lợn, rửa chuồng

- Cọ, rửa máng ăn, vệ sinh dụng cụ - Nước tiểu của lợn

- Nước rò rỉ từ hệ thống vòi uống nước tự động của lợn, ống dẫn nước - Nước ngâm đan, máng ăn, lồng úm của lợn con

Nước thải chăn nuôi của công ty bình quân mỗi ngày khoảng 80 m3, phát sinh ở tất cả các công đoạn sản xuất chăn nuôi, nhiều nhất ở chuồng cách ly và chuồng bầu do việc tắm, rửa chuồng, rửa máng hàng ngày tiêu tốn rất nhiều nước nên lượng nước thải nhiều. Lượng phân thải hàng ngày phần lớn được gom khô, nhưng còn một phần rơi vãi xuống nền và xả thẳng ra mương dẫn nước thải cùng với nước thải. Trong nước thải thường chứa phân trộn lẫn nước tiểu của lợn, thức ăn rơi vãi, nước tắm, rửa chuồng và tắm cho lợn. Thành phần của nước thải phụ thuộc vào thành phần hóa học của phân, nước tiểu và chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong nước thải chăn nuôi chủ yếu chứa hàm lượng TSS, BOD, COD cao, đặc biệt chứa lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh.

Các thông số nước thải chăn nuôi của công ty TNHH Tiến Hải được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.13: Các thông số nước thải chăn nuôi của Công ty TNHH Tiến Hải

Thông số Đơn vị Nước thải

pH mg / l 7,2 TSS mg / l 520 COD mg / l 1.250 BOD5 mg / l 780 NH4+ - N mg / l 40,3 NO3-- N mg / l 0,2 Ntổng mg / l 109,2 PO43-- P mg / l 18,9 Ptổng mg / l 25,3 Coliform MPN / 100ml 7.250

Qua bảng trên cho thấy nước thải từ hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Tiến Hải có tính chất đặc trưng của nước thải chăn nuôi như: pH trung tính, các thông số COD, BOD5 cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P rất cao. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Hiện nay, toàn bộ nước thải, phân thải của Công ty được đổ trực tiếp ra ao nuôi cá, biện pháp này có thể tiết kiệm chi phí xử lý nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro:

- Nguồn thải có nhiều vi khuẩn gây bệnh cho người và cá: Bảng 4.13 cho thấy trong nước thải của Công ty có mật độ Coliform rất lớn (7.250 MPN/100 ml). Đây là loại vi khuẩn đường ruột, có nhiều trong phân thải, do nước thải từ chuồng nuôi có lẫn phân thải nên chứa lượng lớn trứng giun, sán, Coliform. Các loại vi sinh vật này nếu không được xử lý sẽ gây bệnh cho người và cá khi tiếp xúc với chúng.

- Phân lợn dễ phân hủy nên có khả năng gây phú dưỡng nước ao cao. Nguồn thải Công ty TNHH Tiến Hải có chứa rất nhiều chất hữu cơ trong đó chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy (BOD5: 109,2 mg/l), hàm lượng Nitơ tổng

ô nhiễm và phú dưỡng nếu Công ty tiếp tục sử dụng nước thải và phân thải không qua xử lý để nuôi cá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất dinh dưỡng bị mất đi nhanh do bay hơi cá không sử dụng hết: Do nước thải chăn nuôi của Công ty chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy nên khi đổ lượng lớn phân và nước thải ra ao, cá không sử dụng hết, các chất hữu cơ phân hủy và bay hơi. Điều này gây lãng phí và là nguyên nhân góp phần phát thải các khí nhà kính (CH4, CO2, NOx,…) khi hiện nay kiểm soát phát thải khí nhà kính đang là vấn đề toàn cầu.

Do Công ty sử dụng trực tiếp nước thải, phân thải của lợn để nuôi cá mà không qua xử lý nên chất lượng nước ao hiện nay đang suy giảm và có dấu hiệu bị ô nhiễm.

Các thông số chất lượng nước ao nuôi cá của Công ty được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.14: Các thông số chất lượng nước ao của Công ty TNHH Tiến Hải

Thông số Đơn vị Nước ao QCVN

08:2008/BTNMT pH mg / l 7,4 6 - 8,5 DO mg / l 5,7 ≥ 5 TSS mg / l 120 30 COD mg / l 85 15 NH4 - N mg / l 0,7 0,2 NO3 - N mg / l 0,1 5 PO4 - P mg / l 1,9 0,2 Coliform MPN/ 100ml 3.240,0 5.000

Bảng 4.14 cho thấy nước ao nuôi cá của Công ty đang bị ô nhiễm, biểu hiện là các thông số TSS, COD, N, P rất cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: Tổng chất rắn lơ lửng TSS vượt 4 lần, COD vượt 5,67 lần, NH4

– N vượt 3,5 lần, PO4 – P vượt 9,5 lần. Nước ao bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các loài thủy sinh đặc biệt là ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cá. Vào mùa cạn, khi mực nước trong ao thấp, lượng nước thải, phân

thải của lợn đổ ra ao không đổi sẽ làm vấn đề ô nhiễm nước ao càng trầm trọng hơn. Qua thực tế cho thấy, lượng cá chết mỗi ngày tăng dần gây thiệt hại về kinh tế cho Công ty.

2.Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh ra từ quá trình sản xuất chủ yếu là phân thải, thức ăn thừa, vỏ bao cám, vỏ thuốc thú y, vaccine, ống dẫn tinh của quá trình phối, lợn chết…Các chất thải này nếu không được xử lý khi thải ra môi trường sẽ gây tác động tới môi trường.

- Phân thải, thức ăn thừa: Với số lượng vật nuôi lớn (trên 600 con lợn nái sinh sản), lượng phân sinh ra tương đối lớn. Trung bình mỗi ngày, trại lợn của Công ty thải ra khoảng hơn 1,52 tấn phân thải, 16,7 kg thức ăn thừa. Đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, cho cá. Hiện nay, công ty đang sử dụng các loại chất thải trên làm thức ăn cho cá. Nhưng trong phân chứa giun, sán, các vi sinh vật gây bệnh nên sử dụng phân tươi là biện pháp không an toàn.

- Xác lợn chết: Một số lợn chết do bệnh và lợn con chết ngay sau khi sinh ra có thể do bị ngạt, bị đè hay bị bệnh, bình quân khoảng 31,9 kg/ngày. Xác lợn chết để trong chuồng chưa kịp đem đi xử lý tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi, nhặng tập trung gây mất vệ sinh chuồng trại. Thường thì số lợn chết này sẽ được đem làm thức ăn cho cá, nếu lượng lợn chết nhiều sẽ đem chôn lấp. Đây là hình thức xử lý nhanh, đơn giản, tránh việc gây mùi khi xác chết phân hủy nhưng lại làm ô nhiễm môi trường đất, nước.

- Vỏ bao cám, vỏ thuốc thú y, vaccine, ống dẫn tinh…: Mỗi tháng, Công ty sử dụng hết khoảng 1.590 bao cám, số vỏ bao cám này hiện đang được sử dụng một phần để chứa phân khô, còn lại một phần để bán ra bên ngoài. Một số vỏ thuốc thú y, vaccine được thu hồi trả lại cho cơ sở cung cấp thuốc. Các loại còn lại và bao sau khi đựng phân thải được thu gom rồi đem đốt thải ra các khói độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường.

Khí thải là một vấn đề khá nghiêm trọng trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo quy mô công nghiệp.

Hệ thống chuồng nuôi lợn của Công ty được thiết kế có độ dốc nhất định để nước thải kéo theo phân, thức ăn rơi vãi trong chuồng chảy theo khe trên sàn xuống nền ra hệ thống mương dẫn rồi đổ vào ao. Tuy nhiên, theo thời gian, phân thải và thức ăn rơi vãi bị lắng đọng dưới nền chuồng, phân hủy và sinh ra các khí độc như CH4, NH3, CO2, VOCs gây mùi rất khó chịu. Ở khu vực chuồng sau cai sữa, do sức đề kháng của lợn con còn yếu nên không tắm cho lợn, việc rửa chuồng rất hạn chế nên mùi phát sinh từ chuồng lợn con sau cai sữa là lớn nhất.

Ngoài ra, còn có bụi sinh ra từ quá trình rắc vôi khử trùng chuồng trại, khí độc sinh ra từ quá trình đốt rác đặc biệt là vỏ bao cám, một số vỏ thuốc thú y. Các khí, khói, bụi này nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của vật nuôi, của người công nhân chăn nuôi và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

4.3.2. Xác định chi phí dòng thải của công ty TNHH Tiến Hải

Chi phí dòng thải gồm có chi phí bên trong và chi phí bên ngoài. Chi phí bên trong là chi phí sản xuất mất đi theo dòng thải (chi phí nguyên vật liệu, hoá chất bị thất thoát, chi phí cho sản phẩm bị mất đi trong quá trình sản xuất...). Chi phí bên ngoài là chi phí xử lý chất thải, thuế và phí xả thải.

1. Chi phí bên trong

Chi phí bên trong gồm: Các nguyên liệu như: Nước, thức ăn, lợn chết…. mất đi trong quá trình sản xuất chăn nuôi.

- Lượng nguyên vật liệu mất đi theo dòng thải + Nước: 2480 m3

+ Thức ăn thừa, rơi vãi: 403 kg + Điện: 21.825 kW

+ Lợn con: 228,8 kg + Lợn nái: 760 kg

- Giá thành của nguyên vật liệu thất thoát theo dòng thải: + Thức ăn: 11.250 đồng/kg

+ Điện: 1.550 đồng/kW

+ Nước giếng khoan: 97 đồng/m3 (tính theo giá điện) + Lợn con: 60.000 đồng/kg

+ Lợn nái: 45.000 đồng/kg

Chi phí bên trong của Công ty được tính theo bảng sau:

Bảng 4.15: Chi phí bên trong của Công ty TNHH Tiến Hải (tính theo tháng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Tên chi phí Đơn

vị Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1 Nước giếng khoan m3 2.480 97 240.560

2 Thức ăn thừa, rơi vãi kg 517,7 11.250 5.824.125

4 Lợn nái chết kg 760 45.000 34.200.000

5 Lợn con chết kg 228,8 60.000 13.728.000

Tổng 53.992.685

Như vậy, chi phí nguyên vật liệu (chi phí bên trong) của Công ty mất đi là 53.992.685 đồng/tháng.

2. Chi phí bên ngoài

Do Công ty kết hợp giữa chăn nuôi lợn và sử dụng trực tiếp nước thải và phân thải để nuôi cá nên không mất chi phí xử lý nước thải, phân thải và phí xả thải ra môi trường nên không có chi phí bên ngoài.

3. Tổng chi phí dòng thải

Tổng chi phí dòng thải = Chi phí bên trong + Chi phí bên ngoài = 53.992.685 đồng/tháng.

Như vậy, chi phí dòng thải của công ty chính là chi phí bên trong khoảng 53.992.685 đồng/tháng.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty TNHH tiến hải, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 50)