Phân tích các công đoạn sản xuất chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Tiến Hả

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty TNHH tiến hải, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 40)

4.2.1. Quy trình sản xuất chăn nuôi của Công ty

Các công đoạn sản xuất chăn nuôi của Công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:

Mang bầu (12 tuần)

Sinh sản (mang bầu 12T – đẻ) Cai sữa (đẻ - 21 ngày) Xuất chuồng Điện Nước Thức ăn Thuốc thú y, vaccine Điện Nước Thức ăn Thuốc, vaccine Phân thải Nước thải Thức ăn thừa Lợn chết Vỏ bao cám, vỏ thuốc Phân Nước thải Thức ăn thừa Lợn chết Nhau thai Vỏ bao cám, vỏ thuốc. Điện Nước Thức ăn Thuốc, vaccine Cách ly Phối giống Nhập lợn hậu bị Điện Nước Thức ăn Tinh Thuốc, Ống dẫn tinh, dụng cụ phối Phân Nước thải Lợn chết Vỏ thuốc, vỏ bao cám Điện Nước Thức ăn Thuốc, vaccine Nước thải Phân Thức ăn thừa Lợn chết Vỏ thuốc, vỏ bao cám Phân thải Nước thải Thức ăn thừa. Vỏ thuốc, vỏ bao cám. Hệ thống ao cá Lợn nái sau cai sữa

Hình 4.2: Sơ đồ quy trình sản xuất chăn nuôi của Công ty TNHH Tiến Hải

1. Nhập giống

Hiện nay, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định, mỗi tháng tiến hành nhập giống 1 lần, số lượng từ 25 – 30 con để thay thế đàn. Giống mới nhập

khi đã đạt từ 6 – 6,5 tháng tuổi, lúc đó khối lượng lợn hậu bị đạt từ 90 – 110kg/con, được vận chuyển từ các trại nuôi lợn hậu bị khác bằng xe chuyên chở của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam.

2. Cách ly

Sau khi nhập, lợn hậu bị được đưa vào chuồng cách ly nằm tách biệt để tránh lây lan dịch bệnh sang chuồng khác. Khu cách ly gồm 3 lô dành cho lợn hậu bị nhập từng tháng thứ 1, 2, 3 với sức chứa 30 con/lô. Lợn hậu bị mới nhập được nuôi chung với lợn nái già sau cai sữa, nái sản xuất kém chờ loại để cho lợn hậu bị được tiếp xúc với mầm bệnh trong trại của Công ty, tạo quá trình miễn dịch tự nhiên cho lợn hậu bị đối với các mầm bệnh, nhất là virus khô thai và tai xanh. Hàng ngày, vệ sinh chuồng sạch sẽ vào cuối buổi sáng và cuối buổi chiều. Sau khi vệ sinh chuồng phải phun sát trùng phòng bệnh. Mùa hè, tắm cho lợn mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 giờ và bật giàn mát, quạt thông gió ở cuối chuồng . Khẩu phần ăn của lợn hậu bị mới nhập là 2,2 kg cám CP 567.SF, được cho ăn tự do, mỗi ngày đổ cám cho ăn 1 lần. Sau khi nhập 2 tuần, tiến hành làm chương trình vaccine cho lợn hậu bị trong 5 tuần rồi tắm sạch sẽ cho lợn, chuyển lợn hậu bị lên chuồng bầu để chuẩn bị phối giống.

3. Phối giống

Lợn hậu bị sau khi làm xong chương trình vaccine và thử lợn lên giống thì tiến hành phối giống. Tiêu chuẩn của lợn hậu bị khi phối giống là phải đạt 8,5 tháng tuổi, trọng lượng từ 130 – 150 kg.

Lợn nái sau cai sữa được đưa về khu chuồng bầu nghỉ từ 5 – 7 ngày rồi kích thích lên giống và phối giống.

Nguồn tinh dùng để phối giống được lấy từ 9 lợn đực giống nuôi trong khu chuồng. Khẩu phần ăn trung bình của lợn đực giống là 2,5 kg/con cám CP 567.SF đối với lợn giống mới và 3 – 3,5 kg/con cám CP 567.SF đối với lợn đực đang khai thác. Tinh được lấy theo chu kỳ từ 7 – 10 ngày/lần, tùy độ tuổi, thể trạng của lợn đực giống. Sau đó, tinh được đem pha chế ở trong phòng tinh cùng với một số loại dung dịch và được bảo quản trong tủ ở điều

Sau khi phối phải vệ sinh dụng cụ và phun sát trùng khu vực phối. Mỗi con lợn nái sẽ được phối 3 lần, nếu sau đó không có vấn đề gì sẽ được đánh số, ghi thẻ nái và chuyển lên nuôi trong chuồng bầu theo thứ tự tuần mang thai.

4. Mang bầu(114 ngày)

Giai đoạn mang bầu của lợn nái kéo dài trong 114 ngày. Lợn nái mang bầu được nuôi trong chuồng bầu, sắp xếp theo thứ tự tuần tuổi của thai kỳ và được đánh số, gắn thẻ nái để theo dõi và chăm sóc. Mỗi con được xếp vào một ô lồng sắt và được cho ăn 1 bữa/ngày cám CP 566.F vào 6 giờ sáng. Khẩu phần ăn tùy theo số lứa, thể trạng của từng con, thời gian mang bầu… mà có sự điều chỉnh khác nhau cho phù hợp. Toàn bộ cám đều cho ăn khô, có hệ thống vòi uống nước tự động theo nhu cầu của con lợn. Sau khi lợn ăn xong, tiến hành cào phân, rửa máng, xịt gầm sàn, vào mùa hè nhiệt độ cao, tắm cho lợn vào đầu buổi chiều (2 giờ chiều) trong khoảng 1 giờ, bật giàn mát và quạt thông gió ở cuối chuồng. Vào mùa đông, việc tắm cho lợn rất hạn chế, chỉ cào phân và xịt gầm chuồng cho sạch sẽ 2 – 3 ngày/lần.

5. Sinh sản

Sau khi cai sữa chuyển hết lợn nái và lợn con sang chuồng khác phải tiến hành vệ sinh chuồng để chuẩn bị cho đợt lợn đẻ tiếp theo. Toàn bộ tấm đan, lồng úm, ván úm, máng lợn con được ngâm xút trong thời gian 1 ngày rồi cọ, rửa sạch, chờ cho khô rồi làm đan, chuẩn bị chuồng đẻ, quét vôi, khử trùng chuồng sạch sẽ. Trước khi lợn đẻ khoảng 1 tuần, chuyển lợn từ chuồng bầu sang chuồng đẻ theo thứ tự đánh số và chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ cho lợn như: khay, panh, kéo, cồn, chỉ khâu, thuốc sát trùng,…

Đối với chuồng đẻ, do sức đề kháng của lợn con kém, dễ nhiễm bệnh nên chuồng đẻ luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rắc vôi khử trùng lối đi mỗi ngày 1 lần, tuyệt đối không tắm cho lợn, không rửa chuồng. Cứ định kỳ 2 – 3 ngày xịt gầm 1 lần. Việc cào phân khô được thực hiện nhiều lần, bỏ vào bao rồi cuối ngày chuyển ra ngoài chuồng nuôi.

Khẩu phần ăn đối với lợn nái trước và sau khi đẻ có sự điều chỉnh cho phù hợp, tùy theo thời gian đẻ, thể trạng của từng con, dao động trong khoảng 2 – 4 kg/con/ngày cám CP 567.SF, được chia làm 2 bữa. Sau khi cho lợn ăn phải vét cám thừa và vệ sinh máng sạch sẽ.

Lợn con mới đẻ phải được sưởi ấm trong lồng úm nếu thời tiết lạnh và tiến hành bấm nanh, bấm số tai, cắt đuôi, chích sắt, cho uống thuốc phòng bệnh. Khi lợn con được 4 – 5 ngày tuổi, lắp máng tập ăn và thiến lợn. Loại cám sử dụng cho lợn con là cám CP 550.SF, cho ăn tự do.

6. Cai sữa(21 ngày)

Sau khi lợn con được 21 ngày tuổi, tiến hành cai sữa cho lợn nếu lợn đạt từ 5 kg/con trở lên. Việc cai sữa được thực hiện ít nhất 2 lần/ tuần. Chuyển lợn con về khu chuồng cai sữa, lợn nái được chích 1 mũi vitamin ADE nhằm kích thích tăng trọng với liều lượng 4ml/nái rồi đưa về chuồng bầu nghỉ từ 5 – 7 ngày rồi đưa lên phối giống và tiếp tục quá trình sinh sản.

Lợn con cai sữa được chuyển xuống chuồng cai sữa nuôi trong khoảng 1 tuần. Chuồng cai sữa là chuồng nền đất, được chia thành 3 lô với sức chứa khoảng 1.000 con. Lợn con được cho ăn cám CP 550.SF, cho ăn tự do bằng máng tự động khối lượng khoảng 0,1 kg/con/ngày có hệ thống vòi uống nước tự động. Ở chuồng cai sữa, lợn con không được tắm, chỉ xịt chuồng 2 – 3 ngày/lần.

7. Xuất chuồng

Lợn con sau cai sữa đạt những tiêu chuẩn nhất định như: Trọng lượng từ 6 – 8 kg/con, sức khỏe tốt, không mắc bệnh…sẽ được xuất đi các trại nuôi lợn thịt khác. Việc xuất chuồng được thực hiện ít nhất 1 lần/tuần.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty TNHH tiến hải, huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 40)