0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Tình hình sản xuất chăn nuôi của Công ty

Một phần của tài liệu “NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HẢI, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 29 -29 )

Hiện nay, Công ty sản xuất chăn nuôi đạt công suất hơn 600 lợn nái sinh sản xây dựng trên diện tích 2 ha nằm cách xa khu dân cư, có trạm điện riêng biệt và có hệ thống giếng khoan đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ cho chăn nuôi. Xung quanh khu chuồng trại chăn nuôi là hệ thống các ao, hồ, đầm sâu 2 m với diện tích khoảng 20 ha để nuôi trồng thủy sản đồng thời là nơi chứa và xử lý toàn bộ chất thải, nước thải từ quá trình chăn nuôi thải ra.

- Hiện trạng sử dụng đất của Công ty:

Công ty TNHH Tiến Hải được đặt tại vị trí tách biệt, xa khu dân cư, có hệ thống chuồng gồm các chuồng được thiết kế khác nhau để nuôi các loại lợn khác nhau, ở các thời kỳ khác nhau theo quy trình khép kín. Với diện tích khoảng 2 ha đất phục vụ cho hoạt động sản xuất chăn nuôi, các hạng mục sử dụng đất được chia như sau:

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất tại công ty TNHH Tiến Hải

Hạng mục Diện tích (m2) Tỷ lệ (%) Nhà ở, nhà làm việc (gồm cả công trình phụ) 520 2,6 Chuồng nuôi 5.531 27,6 Vườn 500 2,5 Hệ thống xử lý chất thải 50 0,25 Nhà kho 40 0,2 Đường đi 1.000 5,0 Đất trống 12.359 61,8 Tổng cộng 20.000 100,0

Qua bảng trên cho thấy công ty đã phân bổ đất hợp lý, diện tích dùng để xây dựng chuồng nuôi khá lớn: 5.531 m2, chiếm 27,6% tổng diện tích đất. Xung quanh khu vực chuồng nuôi là khu vực đất trống lớn chiếm tỷ lệ cao nhất (61,8%), bên ngoài cùng là hàng rào cây xanh. Khu vực này có vai trò là vùng đệm vừa để dự trữ, vừa có tác dụng làm giảm tác động môi trường từ

hoạt động sản xuất chăn nuôi tới khu dân cư bên ngoài và ngăn chặn sự phát tán mầm bệnh từ bên ngoài vào.

Trại lợn nái sinh sản của Công ty có các dãy chuồng: + 01 nhà phối giống và mang bầu

+ 03 nhà đẻ + 01 nhà cách ly

+ 01 nhà pha chế tinh lợn + 01 nhà sau cai sữa

Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ đi kèm như: Nhà kho chứa thức ăn, kho thuốc, nhà sát trùng cho nam, nữ và cho khách, khu nhà điều hành, nhà ăn, ở của cán bộ công nhân viên trong công ty, nhà bảo vệ và nhà phun sát trùng xe,…

Công suất chăn nuôi của Công ty trong quý I năm 2013 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.2. Công suất chăn nuôi quý I năm 2013 Công suất thực tế (con)

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Trung bình Tổng

Lợn nái sinh sản 673 690 695 686 2.058

Lợn nái hậu bị 69 71 56 65 196

Lợn đực giống 9 9 9 9 9

Lợn con mới đẻ 1.283 1.480 1.395 1.386 4.158

Qua bảng trên có thể thấy, công suất chăn nuôi của Công ty là khá cao so với quy mô xây dựng của trại là 600 nái. Như vậy điều kiện vệ sinh chuồng trại, chế độ chăm sóc chưa đảm bảo để đàn lợn đạt năng suất cao nhất.

Bảng 4.3. Sản phẩm chăn nuôi quý I năm 2013

Loại sản phẩm Tháng 1 (con) Tháng 2 (con) Tháng 3 (con) TB (con) Tổng

Lợn con giống (6-8 kg) 1.598 1.050 1.250 1.299 3.898

Lợn nái loại, chết 24 4 16 14 44

Theo kết quả điều tra tháng 1/2013, cơ cấu đàn lợn của Công ty như sau:

Bảng 4.4: Cơ cấu đàn lợn trong Công ty

Loại lợn Số lượng (con) Cơ cấu (%)

Lợn hậu bị 66 3,3

Lợn nái mang bầu 553 27,2

Lợn nái đẻ 120 5,9

Lợn đực giống 9 0,4

Lợn con mới đẻ 1.283 63,2

- Cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của Công ty được thể hiện trong hình sau:

Hình 4.1. Sơ đồ nhân sự của Công ty

Hiện nay, giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên của Công ty là ông Nguyễn Văn Hùng (52 tuổi), trình độ đã tốt nghiệp cấp 3. Tổng số lao động thường xuyên trong công ty là 15 người trong đó có 1 cán bộ kỹ thuật và 14 công nhân, có 2 cán bộ chịu trách nhiệm quản lý chung. Trình độ của công nhân trong công ty chủ yếu là tốt nghiệp cấp 3(10 người), còn lại 2 người học hết cấp 2 và 2 người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, có 1 kỹ sư chịu trách nhiệm quản lý về mặt kỹ thuật chăn nuôi. Ngoài ra, công ty còn có 5 công nhân làm việc bên ngoài khu vực chuồng nuôi.

Giám đốc

Quản lý chung

Tổ Chăn nuôi Tổ Bảo vệ

Tổ Cơ – Điện

Kỹ thuật trại

Trưởng chuồng cách ly

Trưởng

chuồng bầu chuồng đẻTrưởng

Chuồng cai sữa (1 người) 4 công nhân 5 công nhân

- Thu nhập bình quân của Công ty và công nhân

Hệ thống chuồng trại, ao nuôi đem lại doanh thu cho Công ty khoảng 5 – 6 tỷ đồng/năm, trong đó chi phí sản xuất chăn nuôi chiếm một nửa (3 tỷ đồng/năm) và lợi nhuận là 3 tỷ đồng/năm.

Công ty hiện có 15 lao động thường xuyên với mức lương dao động từ 2,5 – 3 triệu đồng/tháng. Chi phí thuê lao động của Công ty khoảng 500 triệu đồng/năm.

4.1.3. Giới thiệu công nghệ sản xuất chăn nuôi lợn

- Hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn

Theo điều tra, khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Tiến Hải cho thấy hệ thống chuồng trại chăn nuôi của Công ty được xây dựng theo mô hình chăn nuôi tập trung của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, các chuồng bố trí rất khoa học, theo thứ tự của quy trình chăn nuôi.

Kiểu chuồng kín, có các ô cửa bằng kính cung cấp ánh sáng mà không bị ảnh hưởng từ môi trường ngoài vào như: Gió lạnh, ẩm ướt, nắng nóng…Ở hai đầu của chuồng có hệ thống giàn mát và quạt thông gió để làm mát trong chuồng nuôi khi nhiệt độ chuồng ≥ 30oC và làm thoáng khí. Mái chuồng và trần được làm bằng tôn.

Kiểu nền và kiểu chuồng nuôi có ảnh hưởng lớn đến điều kiện vệ sinh chuồng trại, khả năng lan truyền, phát tán chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn lợn phát triển tốt. Kiểu chuồng nuôi của Công ty chủ yếu là chuồng kín nền được bê tông hóa, có độ dốc nhất định để thu chất thải, nước thải dễ dàng. Sàn cách mặt đất khoảng 1 – 1,5m để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh. Kiểu chuồng này chiếm khoảng 70%, còn lại là chuồng nền bê tông không có sàn cách mặt đất và kiểu chuồng nền đất. Tùy từng loại lợn và từng giai đoạn khác nhau sẽ bố trí ở các chuồng khác nhau.

Bảng 4.5: Kiểu nền và kiểu chuồng nuôi

Loại Kiểu nền Kiểu chuồng Diện tích (m×m)

Lợn nái Sàn bê tông Chia ô, lồng sắt 0,8 × 2,0

Lợn con Sàn nhựa Chia ô, lồng sắt 2,4 × 2,0

Lợn hậu bị mới nhập Nền bê tông Chia lô 3 × 3,5

Lợn đực giống Sàn bê tông Chia ô, lồng sắt 0,8 × 1,6

Lợn con sau cai sữa Nền đất Chia lô 4 × 3,5

Lợn kiểm tra cá thể Sàn bê tông Chia ô,lồng sắt 2,4 × 1,6

Lợn đau chân Sàn bê tông Chia ô, lồng sắt 2,4 × 1,6

Sức khỏe và năng suất đàn lợn không chỉ phụ thuộc vào thức ăn, cách chăm sóc mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nồng độ các khí độc trong chuồng nuôi. Do vậy, cách bố trí chuồng nuôi rất quan trọng. Ví dụ, lợn con mới sinh ra sức đề kháng yếu nên điều kiện vệ sinh trong chuồng phải sạch sẽ, phải có hệ thống lồng úm và bóng đèn sưởi ấm. Lợn sau cai sữa được nuôi trong chuồng nền đất để tránh trường hợp bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, phân thải, nước thải chăn nuôi dễ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm. Hơn nữa, diện tích chuồng nuôi như hiện nay tương đối chật, nhất là chuồng nuôi lợn sau cai sữa và chuồng bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất vật nuôi.

- Các loại chuồng nuôi

Có 4 loại chuồng:

+ Chuồng cách ly: Gồm có 3 lô được ngăn cách với nhau, mỗi lô chứa được khoảng 30 con để nuôi lợn hậu bị khi mới nhập về, lợn nái sau cai sữa và nái sản xuất kém đang chờ loại.

+ Chuồng bầu: Gồm có 8 dãy chuồng được chia ra thành các ô: 531 ô nuôi lợn nái mang bầu, lợn nái có vấn đề (sảy thai, bị lốc) và nái chờ phối; 6 ô dùng để phối giống, 8 ô nuôi lợn đực giống làm việc; 1 ô lấy tinh; 2 ô rộng dành cho lợn bị đau chân; 2 ô rộng để thử lợn lên giống.

+ Chuồng đẻ: Gồm có 3 chuồng, mỗi chuồng có 4 dãy được chia thành các ô chứa được tối đa 180 lợn nái.

+ Chuồng cai sữa: Gồm có 3 lô với sức chứa khoảng 1.000 lợn con sau cai sữa đến xuất chuồng.

Giữa các ô chuồng bố trí hành lang với bề rộng 1,2 m, khá rộng rãi, thuận lợi cho việc đi lại, dọn phân, tra cám, tắm rửa, vệ sinh chuồng trại và chuyển lợn sang chuồng khác.

Một phần của tài liệu “NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN HẢI, HUYỆN THANH THỦY, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 29 -29 )

×