So sánh tác động của môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân đến kết

Một phần của tài liệu Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập So sánh Học viện Phòng không -Không quân với Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (Trang 79)

7. Phạm vi nghiên cứu

3.4. So sánh tác động của môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân đến kết

Trong các phần trước tác giả đã so sánh môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và KQHT giữa hai trường. Tuy nhiên, chưa tìm hiểu xem các nhân tố

này có tác động đến KQHT của người học ở hai trường hay không? Tác giả đã tiến hành thực hiện kiểm định Two-way anova đểlàm rõ vấn đềtrên.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có tác động của các nhân tố trong môi trường đào tạo và đặc điểm cá nhân đến KQHT của người học tại hai trường

Để tiến hành đánh giá các nhân tố trong môi trường đào tạo (kỷ luật học tập; cảnh quan sư phạm; cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ học tập; giảng viên; cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục và tập thể lớp học) và đặc điểm cá

nhân (nơi cư trú của bạn trước khi vào đại học; nơi cư trú hiện nay; nghề

nghiệp của các thành viên trong gia đình; sự lựa chọn ngành học và chức vụ

trong lớp học hiện nay của bạn) tác động đến KQHT của người học tại hai

Bảng 3.31. Kết quảtổng hợp phân tích phương sai

F P

Trường * Kỷ luật học tập 0,32 0,56

Trường * Cảnh quan sư phạm 1,98 0,16

Trường * Cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ học tập 0,01 0,91

Trường* Giảng viên 0,83 0,36

Trường * Cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục 0,69 0,40

Trường * Tập thể lớp học 4,50 0,03

Trường * Nơi cư trú trước khi vào đại học 0,01 0,89

Trường * Nơi cư trú hiện nay . .

Trường * Nghề nghiệp các thành viên trong gia đình 0,96 0,32

Trường* Sự lựa chọn ngành học 0,31 0,57

Trường* Chức vụ trong lớp học 0,17 0,67

Kết quảkiểm định cho thấy hầu hết đều có giá trịP ≥ 0,05 (Phụ lục 5) nên ta có thể chấp nhận giả thuyết H0, tác động của các nhân tố: Kỷ luật học tập; cảnh quan sư phạm; cơ sở vật chất, tài liệu phục vụhọc tập; giảng viên; cán bộlãnh đạo, quản lý giáo dục; nơi cư trú của bạn trước khi vào đại học; nơi cư trú hiện nay; nghề nghiệp của các thành viên trong gia đình; sự lựa chọn ngành học và chức vụ trong lớp học hiện nay của bạnkhông có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, với giá trịP < 0,05 của nhân tốtập thểlớp học nên ta có thể

bác bỏ giả thuyết H0 đặt ra và khẳng định rằng, tập thể lớp học có tác động

đến KQHT của người học tại hai trường. Vậy nhân tố tập thể lớp học là có ý

Thực tế cho thấy có rất nhiều nghiên cứu về những tác động của các yếu tố đến KQHT của người học, các nghiên cứu đã chứng minh, giải thích

được sự tác động đó ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến KQHT của người học. Nhưng khi đưa các nhân tố này vào để đánh giá tác động của nó đến KQHT của người học ở hai trường thì dường như chúng bị ẩn đi mà không phản ánh được thực tế. Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có nhân tố tập thể lớp học là có tác động đến KQHT của người học tại hai trường; nó đã phản ánh

đúng vịtrí, vai trò của tập thểlớp học.

Do vậy, xây dựng tập thể lớp học hiện nay gắn liền với việc loại bỏ và

ngăn ngừa hiện tượng uy tín giảtrong tập thể. Bởi vì, uy tín giảkhông chỉlàm cho yếu tố chính trị của tập thể thiếu lành mạnh, kỷluật học tập lỏng lẻo mà nguy hại hơn là ởchỗ để trống một khe hởcho những phần tử cơ hội chui vào tập thể lớp học. Cần phát hiện và phê phán những người học “a dua, theo

đuôi” quần chúng đểhạ thấp các yêu cầu lớp học; mặt khác, cũng không thể

tạo được một tập thể có bầu không khí tâm lý lành mạnh, đó là những biểu hiện trái với bản chất của tập thểlớp học. Xây dựng một tập thểvững mạnh là trách nhiệm và nghĩa vụcủa mỗi người học chúng ta, nó sẽ là động lực to lớn

Một phần của tài liệu Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập So sánh Học viện Phòng không -Không quân với Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)