Sự hình thành hoạt động học tập

Một phần của tài liệu Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập So sánh Học viện Phòng không -Không quân với Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (Trang 27)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.2.4.2. Sự hình thành hoạt động học tập

Động cơ học tập: Động cơ học tập là sức mạnh tinh thần điều khiển,

điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để thoảmãn nhu cầu nào đó của con người. Trong thực tiễn giáo dục, động cơ học tập được chia thành hai loại.

Động cơ hoàn thiện tri thức: Là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say mê với những môn học ... Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động

cơ này nó không chứa những mâu thuẫn bên trong và nó đòi hỏi phải có những nỗlực ý chí để đạt được nguyện vọng chứkhông phải hướng vào đấu tranh với chính bản thân mình.

Động cơ quan hệxã hội: Là sự thưởng phạt hoặc đe doạ, những áp lực

gia đình, nhà trường, công việc, sựhiếu danh hoặc mong đợi sựhạnh phúc.Ở

mức độ nào đó động cơ này mang tính cưỡng bức và có lúc xuất hiện như một vật cản cần khắc phục để vượt qua đạt được mục đích của mình.

Mục đích học tập: Mục đích của hoạt động học là các khái niệm, các giá trị, các chuẩn mực... mà hành động học đang diễn ra hướng đến nhằm đạt

được nó.

Quá trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình thành trong chủ

thể dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tổ chức để hiện thực hoá biểu tượng trên thực tế và khi thực tế có hoàn thành được thì mục đích được hoàn thành.

Mục đích của hoạt động học cũng được hình thành như vậy, chỉ có

điều nó có tính đặc thù riêng đó là việc hình thành mục đích học tập hướng

đến là để thay đổi chính chủthể ở đây là người học. Mục đích này chỉcó thể được bắt đầu hình thành khi chủthểbắt đầu bắt tay vào thực hiện hành động học tập của mình. Trên con đường chiếm lĩnh đối tượng nó luôn diễn ra quá trình chuyển hoá giữa mục đích và phương tiện học tập. Mục đích bộ phận

được thực hiện đầy đủ nó lại trở thành công cụ để chiếm lĩnh các mục đích

tiếp theo.

Sự hình thành các hành động học tập: Học tập là một quá trình do đó khi nói đến hoạt động học tập phải nói đến sự hình thành các hành động học tập. Hành động học ở đây được hiểu là hành động trí óc, nhằm chiếm lĩnh tri

thức. Hành động học có rất nhiều các hành động khác nhau và bản chất nhất,

cơ bản nhất có các hành động chính sau:

Hành động phân tích (tìm ra nguồn gốc nội tại, cấu trúc lôgíc của

đối tượng).

Hành động mô hình hoá (giúp con người diễn đạt các khái niệm một cách trực quan, nó bao gồm mô hình gần giống với vật thật, mô hình tượng

trưng, mô hình mã hoá, nó được dùng nhiều trong sinh học …).

Hành động cụthểhoá nhằm vận dụng giúp người học hiểu được rõ nhất bản chất của vấn đề, giải quyết những vấn đề trong mối liên hệ cụ thể từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Môi trường đào tạo, đặc điểm cá nhân và kết quả học tập So sánh Học viện Phòng không -Không quân với Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)