Phương tiện quảng cáo:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược quản cáo của Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội (Trang 45)

I. Đánh giá về quảng cáo tại Việt Nam

1.4 Phương tiện quảng cáo:

Nhìn lại chặng đường phát triển của phương tiện Quảng cáo Việt Nam từ năm 1990 đến nay ta có thể thấy được sự thay đổi, phát triển lớn mạnh không ngừng của các phương tiện Quảng cáo cả về số lượng và chất lượng. Các mốc quan trọng của Quảng cáo Việt Nam:

Năm 1992: Quảng cáo trên tivi bắt đầu xuất hiện

Năm 1993: VAC – Một trong những công ty Quảng cáo đầu tiên được thành lập

Năm 1995: Những công ty Quảng cáo nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. P&G xâm nhậm thị trường Việt Nam

Năm 1996: Unilever xâm nhập thị trường Việt Nam Năm 1997: Siêu thị phát triển ở TP Hồ Chí Minh

Năm 1999: Mẫu Quảng cáo của Biti’s thu hút được sự quan tâm và bình

luận.

Năm 2002: Quảng cáo ngoài trời được kiểm soát chặt chẽ tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều công ty Quảng cáo 100% vốn nước ngoài được hoạt động.

Đến nay Việt Nam có trên dưới 3000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Quảng cáo. Các phương tiện Quảng cáo hết sức phong phú và đa dạng, từ quảng cáo ngoài trời, truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, các hoạt động tài trợ, Quảng cáo qua bán hàng trực tiếp, kênh phân phối,…Các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều cơ hội để lựa chọn được hoặc một tập hợp các phương tiện Quảng cáo để phục vụ cho việc thực hiện các chương trình Quảng cáo của mình hiệu Quảng cáo nhất. Ngày nay các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện một chương trình Quảng cáo họ thường lựa chọn một tập hợp các phương tiện Quảng cáo để quảng bá được sản phẩm, thương hiệu của mình tới tập các khách hàng mục tiêu hết sức đa dạng mà mỗi doanh nghiệp muốn hướng tới, tuy vậy việc lựa chọn các phương tiện Quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay để thực hiện các chương trình Quảng cáo của họ chưa thực sự

Quảng cáo để Quảng cáo cũng hoàn toàn mang tính chủ quan. Rất ít doanh nghiệp Việt Nam có thói quen nghiên cứu thị trường thường xuyên để nắm bắt được những sự thay đối và nắm bắt được xu hướng thay đổi của thị trường do vậy các doanh nghiệp không hiểu dõ được người tiêu dùng, không biết được khách hàng mình muốn hướng tới thường xuyên tiếp cân phương tiện nao, điều kiện cuộc sống của họ ra sao, sở thích của họ là gi? Họ thường nắm bắt thông tin vào thời gian nào?…Theo một điều tra mới đây cho thấy: Trong 175 doanh nghiệp được điều tra thì chỉ có khoảng 16% doanh nghiệp tiến hành điều tra thị trường thường xuyên, 84% thì cho rằng việc nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải tiến hành thường xuyên mà họ chỉ nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường; từ đó cho thây doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động năm bất xu hướng biết đổi của thị trường, mọi hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đều rất thụ động. Mặt khác trong các doanh nghiệp Việt Nam đa số vẫn chưa có một phòng Marketing hoàn chỉnh do vậy họ vẫn chưa có một đội ngũ nhân viên Quảng cáo chuyên nghiệp để có thể có được một cái nhìn sấu sắc, đánh giá đúng mức thế mạnh và điểm yếu của từng phương tiên Quảng cáo mà việc này đối với một người Quảng cáo chuyên nghiệp đã không phải dễ. Vì vậy tình trạng doanh nghiệp quá phung phí kinh phí Quảng cáo vào các phương tiện Quảng cáo có giá thuê đắt mà lại không hiệu quả vẫn thường xuyên xảy ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong xu thế nền kinh tế mở, nước tacũng đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới, chính phủ Việt Nam đang tiến hành cắt giảm dần các hộ trợ theo cam kết quốc tế, mức độ cạnh tranh của thị trường tăng lên do phải mở cửa nền kinh tế theo lộ trình cam kết gia nhập WTO và sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh nghiệp ngày càng ít đi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học dần khả năng tự thân vận động nếu muốn tồn tại trong nền kinh tế không còn sự bảo hộ của nhà nước. Vì vậy để có thể có được một chỗ đứng trên thương trương các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư tích cực hơn nữa trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, Quảng cáo cần phải được các doanh nghiệp đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong Quảng cáo như đã nói là họ chưa có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, các Quảng cáo thì nghèo về nội dung và không có điểm nhấn, Quảng cáo mang tính tự phát là nhiều, rất ít doanh nghiệp có một kế hoạch quảng cáo lâu dài, việc lựa chọn các phương tiện Quảng cáo của các doanh nghiệp đều dựa vào kinh phí cho hoạt động Quảng cáo là chính.Trong những năm gần đây sự bùng nổ của các phương tiện Quảng cáo đã cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội lựa chọn những phương tiện Quảng cáo như ý muốn. Năm 2005 nhìn lại ta có thể thấy thị trường Quảng cáo của Việt Nam trong 3 năm trở lai đây luôn có tốc độ cao, Quảng cáo trên các phương tiện truyêng thông 3 năm gần đây tăng trung bình 30% (điều tra của công ty nghiên cứu thị trường TNS). Trong năm 2005 chúng ta có thể thấy rõ được xu hướng lựa chọn các phương tiện Quảng cáo của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các hoạt động tài trợ các chương trình để Quảng cáo hơn là Quảng cáo thuần tuý, đặc biệt là sự

phát triển mạnh của các gameshow trên truyền hình như : Chọn giá đúng của SUZUKY, “Tôi yêu Việt Nam” của Honda, “Đuổ hình bắt chữ”, “Ai là triệu phú”…. Các chương trình sân khấu, ca nhạc, phim ảnh… có tài trợ cũng xuất hiện với tần xuất ngàynhiều hơn, thậm chí ở một số đài truyền hình chương trình thời sự quố tế cũng có nhà tài trợ, các đài truyền hình địa phương cũng bắt đầu được khai thác để quảng cáo trong đó có cả các công ty lớn, những tập đoàn đa quốc gia như: Đài truyền hình Hà Tây, Đài truyền hình Bắc Ninh, Đài truyền hình Bình Dương, Đồng Nai…. Sở dĩ như vậy là vì các đài truyền hình địa phương có những chương trình phim truyênh và giải trí cũng hợp với sở thích của người Việt Nam vì vậy các doanh nghiệp đã bám vào các chương trình phim truyện để Quảng cáo. Bên cạnh quảng cáo trên truyền hình thì trong năm qua thì các doanh nghiệp cũng đẩy mạnh hoạt động các chương trình quảng cáo ngoài trời, theo nghiên cứu của công ty TNS thì 80% dân thành phố là những người thường xuyên ra đường chính vì vậy mà các doanh nghiệp mới tăng cường sử dụng phương tiện Quảng cáo này và sự bùng nổ của các biển Quảng cáo ngoài trời là tất yếu. Ngoài ra năm 2005 hoạt động quảng cáo không qua các phương tiện truyền thông cũng tăng nhanh: Quảng cáo qua kênh bán hàng tăng mạnh, hoạt động Quảng cáo tại các hệ thống siếu thị lớn như Co-opmart, Big C, Metro…. rất nhộn nhịp. Các công ty còn tổ chức cả các sự kiện tại các siêu thi để Quảng cáo. Trong năm 2006, thì quảng cáo qua Internet và quảng cáo qua điện thoại di động sẽ có xu hướng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chiến lược quản cáo của Tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội (Trang 45)