sánh cơ cấu tay quay con trượt và cơ cấu bánh răng.
D. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xem trước bài 31, chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành. Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở TUẦN
Ngày soạn: Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Từ việc tìm hiểu mô hình, vật thật, hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số
bộ truyền và biến đổi chuyển động.
2.Kỹ năng: Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỷ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động. 3.Thái độ: Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền động thường dùng trong gia đình.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
1. Giáo viên: 01 bộ dụng cụ tháo lắp gồm: Kìm, mỏ lết, tua vít, thước lá.
01 bộ mô hình truyền gồm: Truyền động ma sát, truyền động xích, truyền động ăn khớp ( truyền động bánh răng).
2. Học sinh: Đọc trước bài.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Thực hành.IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tổ chức lớp 8A 8B
B. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần biến đổi chuyển động? Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của cơ cấu
tay quay con trượt
C. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Chuẩn bị
GV: Giới thiệu nội dung và trình tự thực hành. HS chú ý lắng nghe
GV phân chia nhóm và giới thiệu dụng cụ thực hành.
HS ngồi theo nhóm
GV: Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, thiết bị HS: Các nhóm thực hiện theo yêu cầu
Hoạt động 2: Thực hành.
I. Chuẩn bị
II. Nội dung và trình tự thực hành
1. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của bánh răng và đĩa xích.
2. Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỷ số truyền.
3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô hình động cơ 4 kỳ.
- Quan sát sự lên xuống của pít tông, việc đóng mở của các van nạp , van thải
vào bảng báo cáo
GV quan sát các nhóm thực hiện. kịp thời điều chỉnh những sai sót của học sinh
HS tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ xăng 4kì
GV hướng dẫn học sinh cách tính tỷ số truyền qua lý thuyết và thực tế.
HS tiếp thu và thực hiện.