IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Tổ chức lớp 8A 8B
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là mối ghép động
GV: yêu cầu hs quan sát H27.1 sgk, Gv mô tả quá trình mở ghế xếp
“ Ghế xếp gồm mấy chi tiết và chúng được ghép
với nhau như thế nào? ”
HS quan sát và trả lời
GV: kết luận: Khi gập ghế vào, mở ghế ra các chi tiết A, B, C, D có sự chuyển động tương đối với nhau.
Thế nào là mối ghép động?
HS: trả lời
GV kết luận và yêu cầu hs quan sát 1 số khớp động. ? Hình dáng của chúng như thế nào.Công dụng? HS: trả lời
GV: kết luận và phân loaị khớp động.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại khớp động
GV cho HS quan sát Hình 27.3 và các mô hình đã chuẩn bị
? Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến nói chung có hình dạng như thế nào?
HS: có thể trả lời và tự điền vào vở các câu chưa hoàn chỉnh theo yêu cầu SGK
GV: cho các khớp động chuyển động từ từ .
? Trong khớp tịnh tiến các đặc điểm trên vật chuyển động như thế nào.
chúng có ứng dụng gì trên thực tế.
HS thảo luận theo nhóm nhỏ trả lời câu hỏi của giáo viên.
? Khi 2 chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì? hiện tượng này có lợi hay có hại? khắc phục chúng như thế nào?
GV kết luận và nhấn mạnh về nhược điểm của khớp tịnh tiến và cách khắc phục.
HS tiếp thu ghi nhớ
GV: Cho hs quan sát hình 27.4 và mẫu vật tay quay ? Khớp quay gồm bao nhiêu chi tiết. Các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có dạng hình gì?