Huy động vốn bằng hình thức vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác…

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của Vietcombank - Chi nhánh Tp HCM (Trang 28)

Ngoài việc huy động vốn qua tiền gửi ,NHNT còn huy động vốn từ các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; vay từ các tổ chức tín dụng khác. Mặc dù huy động từ nguồn này chiếm tỷ trọng không lớn ,nhưng nó có thể giải quyết tình trạng thanh khoản của ngân hàng rất hiệu quả.

Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn NHNT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh qua 3 năm 2006-2008:

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Nguồn vốn 21.475 26.537 25.000 1. Tiền gửi 18.560 86,43 23.280 87,73 22.188 88,75 -Các tổ chức kinh tế - Tiền gửi cá nhân -Tiền gửi của các TCTD

12.583 5.518 649 15.319 7.266 695 14.348 6.747 1.093 2. Tiền vay NHNN 251 1,17 205 0,77 98 0.39

Tổng cộng tiền gửi và vay 19.001 87,6 23.485 88,5 22.286 89,14 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB HCM Qua số liệu trên ta thấy nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHNT chi nhánh TP.HCM và tỷ trọng này có sự biến động qua các năm (2006:86,43% ;2007:87,73%;2008:88,75%). Xét về số tuyệt đối ta thấy, tiền gửi năm 2006 là thấp nhất qua các năm. Thực ra không phải khả năng huy động của chi nhánh giảm mà là do tháng 10, tháng 11 năm 2006, NHNT chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh không còn quản lý các chi nhánh cấp 2 như trước đây.bao gồm các chi nhánh : Bình Thuận,Bến Thành, Sóng Thần, Tân Định, Tân Bình,Kỳ Đồng, Phú Thọ, quận 5, Đà Lạt. Các chi nhánh này (ngoại trừ chi nhánh kỳ đồng đều được nâng lên thành chi nhánh cấp 1 ngang với chi nhánh TP.HCM. Tiền vay qua ngân hàng nhà nước cũng giảm qua các năm thể hiện qua số tương đối lẫn số tuyệt đối. Năm 2008 ,tiền vay của NHNT chi nhánh TP.HCM tại ngân hàng nhà nước là thấp nhất qua các năm nhưng đồng thời huy động vốn qua tiền gửi thì lại tăng đều này cho thấy rằng khả năng huy động vốn của ngân hàng đã thu hút được nhiều cá nhân và tổ chức kinh tế tham gia. Đều này cho thấy rằng uy tín của ngân hàng trong lòng công chúng ngày càng được củng cố.

Tỷ trọng tiền vay NHNN trong huy động bằng tiền gửi rất thấp. Qua tình hình ba năm ta thấy tỷ trọng này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2007 tiền vay NHNN giảm

46 tỷ tương đương giảm 18,3% ,đặc biệt 2008 giảm 107 tỷ tương đương giảm 52,19%. Còn tỷ trọng năm 2007 giảm 0,4% so với 2006 và năm 2008 giảm 0.38% so với năm 2007. Năm 2008, tiền vay NHNN của ngân hàng VCB chi nhánh HCM đặc biệt giảm mạnh cho thấy tình hình lạm phát đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình huy động vốn qua tiền vay NHNN. Để khắc phục tình hình lạm phát năm 2008 NHNN đã áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ ,vì vậy mà NHNN hạn chế việc cho các NHTM vay tiền làm cho làm cho việc huy động vốn qua kênh này giảm trầm trọng.

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ tương quan về huy động vốn giữa thị trường cấp 1(tiền gửi vào ngân hàng) và thị trường cấp 2 (thị trường liên ngân hàng) :

Qua bảng số liệu và sơ đồ ở trên ta thấy, nguồn vốn huy động được của chi nhánh chủ yếu là trên thị trường cấp 1 (thu hút tiền gửi của khách hàng).Còn vốn huy động trên thị trường cấp 2 rất thấp và ngày càng giảm. Năm 2006 chiếm 3,96%, sang 2007 là 900 tỷ đồng chiếm 3,14% và năm 2008 là 1124 tỷ đồng chiếm 4,5% tăng 1,86% so với năm 2007. Qua đó thấy khả năng tài chính của Ngân hàng là rất mạnh. Ngân hàng không chịu áp lực về vốn ,đảm bảo khả năng thanh khoản tốt.

Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn của VCB chi nhánh HCM qua việc vay các tổ chức tín dụng

ĐVT: Tỷ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vay các TCTD - Bằng VND

- Bằng vàng và ngoại tệ 230,754 201,075 1.061

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB HCM Qua số liệu trên ta thấy, huy động vốn qua việc vay tổ chức tín dụng khác vào năm 2007 giảm 29,67 tỷ tương đương giảm 13,86%, năm 2008 tănng đột biến 859 tỷ tương đương tăng gần bằng 4 lần so với năm 2007.Tình hình huy động vốn qua việc vay NHNN bị hạn chế do việc chính sách kiềm chế lạm phát, làm cho ngân hàng VCB chi nhánh HCM chuyển kênh huy động qua các tổ chức tín dụng khác làm cho tình hình tăng đột biến .Điều này cho thấy quan hệ của các ngân hàng trong cơ chế thị trường vừa cạnh tranh khốc liệt nhưng đồng thời cũng hỗ trợ lẫn nhau.

2.2 Đánh giá về tình hình huy động vốn tại Vietcombank-Chi nhánh Tp.HCM

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của Vietcombank - Chi nhánh Tp HCM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w