Huy động vốn bằng hình thức phát hành chứng từ có giá :

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của Vietcombank - Chi nhánh Tp HCM (Trang 25)

Trước đây, các ngân hàng thường ít thực hiện hình thức huy động vốn này do yếu tố thị trường, người gửi tiền chưa quen với các loại giấy tờ có giá. Mấy năm trở lại đây, các ngân hàng đã tích cực đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm huy động vốn, phát hành giấy tờ có giá đã phổ biến hơn.

Việc phát hành giấy tờ có giá, bao gồm chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu thông thường, trái phiếu tăng vốn...

Đợt phát hành trái phiếu của VCB :

Ngày 18/7/2006, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã cấp giấy phép niêm yết trái phiếu số 57/UBCK-GPNY cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Với giấy phép này, Vietcombank dự kiến sẽ đưa trái phiếu tăng vốn gắn liền với quyền ưu đãi mua cổ phiếu phổ thông lên sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh từ ngày 28/7/2006. Vào ngày kỷ niệm 6 năm khai trương TTGD TP. HCM (28/7/2000 - 28/7/2006), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã đưa trái phiếu tăng vốn vừa được niêm yết lên giao dịch trên TTCK.

Trái phiếu gắn liền với quyền ưu đãi mua cổ phiếu phổ thông của Vietcombank sẽ có mã số dự kiến là VCB_0105. Thời hạn của trái phiếu là 07 năm (phát hành ngày 26/12/2005 và đáo hạn ngày 26/12/2012). Lãi suất của trái phiếu được trả hàng năm với mức cố định là 6%/năm. Mệnh giá trái phiếu niêm yết là 100.000 đ (một trăm ngàn đồng). Tổng số trái phiếu được niêm yết là 13.746.055 trái phiếu. Đây là loại trái phiếu có quy mô phát hành lớn, hiện đang được sở hữu rộng rãi của nhiều nhà đầu tư. Trong khi hoạt động giao dịch diễn ra bên ngoài thị trường có tổ chức, thiếu các thông tin đầy đủ về tổ chức phát hành, đặc biệt các thông tin về trái phiếu và giao dịch trái phiếu. Việc cho phép niêm yết sẽ cho phép minh bạch hoá các thông tin liên quan, giúp cho nhà đầu tư có cơ sở xem xét hơn khi mua, bán loại trái phiếu này. Thông qua việc niêm yết, VCB sẽ phải tăng

cường hơn tính công khai, minh bạch trong hoạt động và phải khẩn trương hơn trong việc triển khai công tác cổ phần hoá để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu tăng vốn có kỳ hạn 7 năm và lãi suất cố định là 6.00%/năm ,mức lãi suất này thấp hơn lãi suất thị trường của các trái phiếu thong thường. Ngân hàng phát hành trái phiếu tăng vốn cho phép người sở hữu trái phiếu có quyền mua cổ phiếu phổ thông của Ngân hàng phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Các trái phiếu này sẽ được quyền chuyển đổi sang cổ phiếu của NHNT Việt Nam theo mức giá trúng thầu bình quân thành công thực tế trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 26 tháng 12 năm 2007. Trong quá trình IPO, Ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi 13.469.407 trái phiếu tăng vốn thành 12.634.012 cổ phiếu. Số trái phiếu tăng vốn còn lại chuyển thành trái phiếu thường .

Tháng 12 năm 2006 Ngân hàng Ngoại thương vừa áp dụng hình thức phát hành kỳ phiếu VND và USD lãi suất bậc thang đặc biệt hấp dẫn dành cho mọi đối tượng trên toàn quốc.

Đây là loại kỳ phiếu đích danh có thời hạn trong 6 tháng và 364 ngày. Lãi suất kỳ phiếu sẽ được hưởng lãi suất bậc thang và phụ thuộc vào kỳ hạn của kỳ phiếu và số tiền khách hàng mua kỳ phiếu mà tỷ lệ lãi suất sẽ tăng lên. Cụ thể, loại kỳ phiếu VND, dưới 200 triệu đồng có kỳ hạn 6 tháng, hưởng lãi suất 0,68%/tháng; 364 ngày lãi suất 0,73%/tháng. Từ 200 triệu đồng trở lên, lãi suất 0,70%/tháng và 364 ngày lãi suất 0,75%/tháng. Đối với loại kỳ phiếu USD (dưới 20.000 USD) có kỳ hạn 6 tháng, hưởng lãi suất 4,15%/năm; 364 ngày lãi suất 4,6%/năm. Từ 20.000 USD trở lên lãi suất 4,35%/năm và 364 ngày lãi suất 4,7%/năm.

Vài đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi :

Từ 1/8 đến 2/10 năm 2006 Vietcombank sẽ phát hành trên toàn quốc loại chứng chỉ tiền gửi đích danh bằng đồng Việt Nam (VND) và Đô la Mỹ (USD), với hai kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng.

Lãi suất hấp dẫn, chứng chỉ tiền gửi sẽ giúp các ngân hàng huy động thêm vốn. Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank sẽ dành cho tất cả các đối tượng là cá nhân và tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng; còn Chứng chỉ tiền gửi USD chỉ phát hành cho các đối tượng cá nhân.

Đối với chứng chỉ USD, mệnh giá tối thiểu là 100USD và tối đa là 100.000USD. Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi bằng VND kỳ hạn 12 tháng là 0,73%/tháng tương đương 8,76%/năm; kỳ hạn 24 tháng là 0,76%/tháng (9,12%/năm).

Lãi suất tương ứng cùng kỳ hạn của Chứng chỉ tiền gửi USD lần lượt là 5,10%/năm và 5,15%/năm.

Chứng chỉ tiền gửi không được thanh toán trước hạn, tuy nhiên khách hàng được cầm cố để vay vốn tại Vietcombank hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Đến hạn thanh toán, nếu khách hàng không đến lĩnh, toàn bộ giá trị chứng chỉ tiền gửi sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn đối với cá nhân, lãi suất tiền gửi thanh toán đối với tổ chức cho số ngày sau hạn.

Từ ngày 01/09 đến 01/10/08, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức phát hành chứng chỉ tiền gửi (CCTG) VND, gồm: CCTG không được thanh toán trước hạn - được khuyến mại và CCTG được thanh toán trước hạn - được hưởng lãi suất linh hoạt theo thời gian gửi.

Vietcombank cho biết, chứng chỉ tiền gửi phát hành đích danh, mệnh giá tối thiểu 1.000.00 VND (Một triệu đồng); với các kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng có lãi suất tương ứng là 17,5%/năm và 17,7%/năm. Lãi suất của CCTG sẽ được đổi mới với chu kì 03 tháng/lần tính từ ngày Vietcombank tổ chức phát hành (vào các ngày 01/12/2008, 01/03/2009, 01/06/2009 và 01/09/2009) và cập nhật từ ngày đầu chu kì đổi mới đến chu kì tiếp theo. CCTG được trả lãi sau, một lần vào thời điểm đến hạn.

Việc phát hành chứng từ có giá của VCB chi nhánh TP.HCM là từ VCB trung ương đưa xuống và trong qua quá trình huy động vốn được bao nhiêu thì VCB chi nhánh được toàn quyền sử dụng số vốn huy động đó để đầu tư kinh doanh.

Qua các đợt phát hành chứng từ có giá, Việc huy động vốn của NHNT chi nhánh TP.HCM qua các năm như sau :

Bảng 2.6: Huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá :

ĐVT: Tỷ đồng

Loại giấy tờ có giá Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

I. Kỳ phiếu + Dưới 12 tháng 1,956 1,956 2,253 2,253 0,750 0,750 II. Trái phiếu

+ Từ 12 tháng đến 60 7,126 0,14053 7,137 0,14118 6,906 0,13535

+ Từ 60 tháng trở lên

6,986 7,122 6,892

III. Chứng chỉ tiền gửi + Dưới 12 tháng + Từ 12 tháng đến 60 tháng 622,317 356,976 265,341 642,076 342,524 299,534 722,846 239,123 483,723 Tổng 631,399 651,467 730,503

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VCB HCM Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng chưa cao trong cơ cấu nguồn vốn của VCB. Lãi suất của giấy tờ có giá thường cao hơn lãi suất các khoản tiền gửi có kỳ hạn để tăng tính hấp dẫn của các chứng từ có giá trên thị trường. Nguồn vốn huy động từ chứng từ có giá là nguồn vốn ổn định cho ngân hàng vì vậy mà chi phí trả lãi thường cao.Việc phát hành chứng từ có giá thường còn lạ lẫm với dân chúng hiện nay nên dù lãi suất có cao nhưng cũng không được người dân ưa chuộng.

Qua 3 năm huy động vốn bằng chứng từ có giá ,ta thấy có xu hướng tăng lên qua các năm. Điều đó cho thấy dần dần người dân đã thích ứng với các sản phẩm này của ngân hàng VCB. Năm 2007 tăng 20 tỷ đồng tương đương với 3,17% so với năm 2006, còn năm 2008 tăng 79 tỷ đồng tương đương 12,13% so với năm 2007. Năm 2008, thị trường có nhiều biến động đặc biệt là tình hình lạm phát ở Việt Nam cao nên người dân tìm kiếm công cụ đầu tư ổn định là chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu .Đó là những công cụ đầu tư dài hạn với lãi suất khá ổn định của ngân hàng ,đã trở thành kênh đầu tư ưa thích của người dân.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị và giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của Vietcombank - Chi nhánh Tp HCM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w