Giao thức định tuyến kết hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 50)

Trong giao thức định tuyến này có kết hợp cả hai cơ chế giao thức định tuyến chủ động và giao thức định tuyến phản ứng lại. Giao thức này phù hợp với những mạng quy mô, kích thước lớn, mật độ các nút mạng dày đặc. Trong giao thức định tuyến này, mạng được chia thành các vùng (zone). Mỗi nút duy trì cả thông tin về kiến trúc mạng trong vùng của nó và thông tin về các vùng láng giềng. Điều đó có nghĩa là giao thức kết hợp sử dụng giao thức định tuyến phản ứng lại giữa các vùng và giao thức định tuyến chủ động cho các nút mạng trong cùng một vùng. Do đó, đường đi đến nỗi nút trong cùng một vùng được thiết lập mà không cần phải định tuyến ra ngoài vùng, trong khi đó các tiến trình

36

phám phá lộ trình và duy trì đường đi thì được sử dụng để tìm kiếm và duy trì đường đi giữa các vùng với nhau.

Các giao thức định tuyến tiêu biểu sử dụng kiểu kết hợp: Giao thức định tuyến ZPR (Zone Routing Protocol), Giao thức định tuyến ZHLS (Zone-based Hierarchical Link State Routing Protocol).

Giao thức định tuyến ZRP

Trong một mạng Ad hoc, có thể giả thiết rằng phần lớn các đường đi hướng đến các nút láng giềng. Giao thức ZRP làm giảm phạm vi của giao thức chủ động đến gần trung tâm của mỗi vùng. Trong một vùng giới hạn, việc duy trì thông tin định tuyến trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những nút ở xa có thể thông qua định tuyến cục bộ trong vùng để gửi gói tin ra các nút mạng khác mà không cần phải truy vấn tất cả các nút. Dựa vào đặc điểm của cả hai kiểu giao thức định tuyến chủ động và phản ứng lại, ZRP thực hiện việc kết hợp cả hai giao thức trên. Ý tưởng chính của giao thức này là dựa vào giả thiết phần lớn đường đi đến các nút láng giềng, khám phá lộ trình theo các nhóm trong vùng với một nút trung tâm là nút chính của vùng. Với việc sử dụng các vùng và kết hợp hai giao thức sẽ có hiệu quả cao trong một số trường hợp mạng lớn và nhiều nút [81](pp.116-120).

Theo trình bày ở trên, chúng ta đánh giá cơ bản một số giao thức phổ biến của các loại giao thức định tuyến của MANET từ đó có phương án chọn lựa giao thức đối với các trường hợp áp dụng trong các ứng dụng cụ thể hoặc các đề xuất cải tiến. Dưới đây là bảng so sánh một số giao thức định tuyến cơ bản được trình bày ở trên để có cái nhìn tổng quát hơn về một số giao thức định tuyến xem xét, nghiên cứu theo [14][15][81](pp.81-126)[93].

Bảng 2.1. So sánh các đặc điểm của các giao thức định tuyến cho mạng MANET

Giao thức Phƣơng pháp cập nhật Tính toán lộ trình Số lộ trình Duy trì lộ trình DSDV Quảng bá (multicast)

Trước, phân tán Đơn đường (đường đi ngắn nhất)

Gửi các cập nhật định kỳ và theo sự kiện

OLSR Quảng bá Trước, thực hiện bởi nút nguồn

Đơn đường (đường đi ngắn nhất)

Gửi các cập nhật TORA Quảng bá Phản ứng theo

yêu cầu, quảng bá thông báo truy vấn

Đa đường Xóa đường, thông báo đến các nút láng giềng cập nhập

AODV Đơn hướng (unicast)

Phản ứng theo yêu cầu, quảng bá thông báo truy vấn

Đơn đường (đường đầu tiên nhận được bởi thông báo trả lời)

Xóa đường, thông báo đến tất cả các nút nguồn bị ảnh hưởng

DSR Đơn hướng Phản ứng theo yêu cầu, quảng bá thông báo truy

Đa đường Xóa đường, thông báo cho nút nguồn

37 vấn

Qua trình bày và so sánh một số đặc điểm chính của các giao thức định tuyến, mỗi giao thức đều thực hiện trên số điều kiện và môi trường nhất định. Với việc trình bày một số giao thức cơ bản và phổ biến như trên cũng như các nghiên cứu, đánh giá so sánh các giao thức định tuyến được trình bày ở các tài liệu [15][67][79]; tác giả nhận thấy rằng, tùy theo từng ứng dụng, từng loại mạng cụ thể để chọn giao thức phù hợp để tăng hiệu quả của hệ thống mạng. Tác giả cũng lựa chọn giao thức định tuyến điều khiển theo yêu cầu để nghiên cứu và cải tiến vì các giao thức định tuyến loại này phù hợp với các hệ thống mạng MANET triển khai phổ biến trong thực tế, do đặc điểm ứng dụng mạng MANET đối với các hệ thống mạng không dây có số lượng nút mạng nhiều và di chuyển là phổ biến hiện nay [32][78][84]. Tác giả cũng đánh giá rằng hai giao thức DSR và AODV với các đặc điểm về phương thức hoạt động gần giống nhau và được áp dụng nhiều cho các hệ thống mạng MANET sẽ được chọn lựa để phân tích, trình bày chi tiết hơn ở phần dưới đây.

2.2 Giao thức định tuyến điều khiển theo yêu cầu DSR và AODV 2.2.1 DSR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)