Đánh giá giao thức định tuyến DSR và AODV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 71 - 72)

Từ việc phân tích cơ chế hoạt động của giao thức định tuyến theo yêu cầu DSR, tác giả đưa ra một số nhận xét như sau:

Tiến trình khám phá lộ trình được thực hiện dựa trên việc gửi quảng bá và nhận phản hồi. Thông tin định tuyến được lưu trữ tại tất cả các nút trung gian. Với cơ chế hoạt động như vậy, giao thức định tuyến DSR có một số nhược điểm: tại mỗi nút luôn duy trì thông tin về toàn bộ đường đi về đích hoặc về nguồn, do đó khi có vấn đề nảy sinh về lỗi của đường đi hoặc vấn đề tắc nghẽn cục bộ tại một điểm nút nào đó trong đường đi đã xác định thì sẽ xảy ra vấn đề rơi gói tin hoặc lỗi truyền không xác định trước, vấn đề tương tự đối với bảng thông tin cập nhật trong lộ trình đã được khám phá.

Giao thức DSR sử dụng cơ chế định tuyến nguồn, do đó nó luôn trả lời cho tất cả các yêu cầu tìm đường đi. Cơ chế này giúp DSR thu thập được nhiều đường đi từ nguồn đến đích dẫn đến khả năng phát gói tin tốt. Tuy nhiên, điều này chỉ tốt trong trường hợp mạng có ít nguồn phát và mức độ di chuyển không cao, trong trường hợp mức di chuyển của các nút cao khả năng các nút sẽ bị mất kết nối với nhau nhiều hơn là nguyên nhân dẫn đến số lượng đường đi mất hiệu lực trong bộ nhớ đệm tăng thêm và làm tăng các gói RREP dẫn đến giảm hiệu năng của giao thức định tuyến DSR [71].

Như vậy, với thuật toán này khi duy trì lộ trình không quan tâm đến trạng thái của các nút trên lộ trình. Cụ thể là, khi có yêu cầu đến, nếu đã có lộ trình trong bộ nhớ đệm thì thực hiện truyền tin ngay, cho dù có tồn tại một nút trung gian nào đó trên lộ trình đã bị

57

nghẽn hoặc đã mất kết nối (nhưng chưa cập nhật lại lộ trình). Khi truyền đến nút này thì sẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn và đây là nhược điểm cơ bản của các thuật toán này cần phải nghiên cứu cải tiến [81].

3.1.2 AODV

Theo nguyên lý hoạt động của giao thức định tuyến AODV, tại mỗi nút chỉ duy trì thông tin đến các nút láng giềng của nó. Đồng thời, quá trình tìm đường trong giao thức AODV có kiểm tra về độ mới của thông tin đường đi về đích. Do vậy, lộ trình đã thực hiện việc khám phá luôn đảm bảo còn hiệu lực.

Trong quá trình thiết lập đường dẫn ngược về nguồn bởi phản hồi gói RREP, AODV thực hiện kiểm tra và lựa chọn giá trị tổng số bước truyền (Hop count) nhỏ nhất trong trường hợp có nhiều đường đi đến đích. Do vậy, đường đi lựa chọn trong giao thức AODV luôn là đường đi ngắn nhất (“ngắn nhất” ở đây được hiểu là đi qua ít bước truyền nhất nghĩa là qua ít nút nhất).

Tuy nhiên, việc chọn lộ trình ngắn nhất chỉ hiệu quả trong trường hợp mật độ lưu lượng phát sinh trong mạng ở mức trung bình. Trong trường hợp mật độ lưu lượng cao, việc truyền dữ liệu theo đường đi ngắn nhất sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn tại các nút trung gian, do mật độ lưu lượng không được phân phối đồng đều giữa các nút [26].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)