So sánh nguyên lý hoạt động của hai giao thức DSR và AODV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 72 - 73)

Qua đánh giá hai giao thức định tuyến điều khiển theo yêu cầu DSR và AODV và theo các đặc tính cơ bản của hai giao thức này như trình bày trong [24][46][81](pp.101- 110). Để so sánh một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của hai giao thức, Bảng 3.1 dưới đây trình bày một số đặc điểm hoạt động của hai giao thức DSR và AODV.

Bảng 3.1 So sánh các đặc điểm giữa DSR và AODV

Các hoạt động của giao thức định tuyến

DSR AODV

Khám phá lộ trình Gửi thông tin quảng bá và nhận phản hồi

Gửi thông tin quảng bá và nhận phản hồi

Lưu trữ thông tin định tuyến

Tại nút trung gian Tại nút trung gian Khả năng cập nhật đường

đi của nút trung gian

Có Có

Nguyên tắc lưu trữ đường đi được chọn

Chọn theo định tuyến nguồn, có nghĩa là sau khi phám phá lộ trình sẽ lưu đường đi từ nguồn đến đích.

Không lưu đường đi từ nguồn đến đích mà chỉ lưu thông tin đường đi đến nút láng giềng

58

tuyến (cập nhật khi có phát sinh yêu cầu)

mới thông tin đường đi từ nút hiện tại đến nút láng giềng

Nguyên tắc chọn lộ trình Chọn đường đi ngắn nhất (theo trọng số “khoảng cách”)

Chọn theo Hop count nhỏ nhất

Phản hồi thông tin gói RREP, RREQ

Phản hồi tất cả các yêu cầu tìm đường;

Chỉ phản hồi các yêu cầu đến nút liên quan

Như vậy, dựa trên các đặc điểm của hai giao thức được tổng hợp tại Bảng 3.1, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Giao thức định tuyến DSR sẽ duy trì và sử dụng những đường không còn hiệu lực cho đến khi phát hiện lỗi trong quá trình truyền, khi đó nó mới có cơ chế cập nhật lại thông tin về đường đi, đây cũng là vấn đề cần cải tiến trong phần đề xuất ở luận án này;

- Trong quá trình khám phá lộ trình, việc thiết lập đường trở về nguồn (bằng cách phản hồi gói RREP), AODV kiểm tra và chọn lựa đường đi có giá trị Hop count nhỏ nhất trong trường hợp có nhiều đường đi đến đích. Do đó, đường đi được chọn trong giao thức AODV là hiệu quả hơn trong DSR.

- DSR luôn trả lời tất cả các yêu cầu tìm đường đi, cơ chế này giúp DSR thu thập được nhiều đường đi từ nguồn đến đích dẫn đến khả năng chọn đường đề truyền tin tốt hơn AODV. Tuy nhiên, trong trường hợp các nút di chuyển ở mức cao, hiệu năng của DSR giảm hơn AODV.

3.1.4 Đánh giá kết quả mô phỏng của giao thức DSR và AODV 3.1.4.1 Xây dựng kịch bản mô phỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)