Để thấy rõ được các kết quả cuối cùng, tác giả tổng hợp kết quả mô phỏng của các thuật toán cải tiến để thấy rõ hiệu quả của từng trường hợp cụ thể. Khi mật độ lưu lượng 50%, xác suất tắc nghẽn của ba thuật toán cải tiến MAR-DSR, MAR-AODV và MAR2- AODV được cho thấy như trên Hình 3.44 theo kết quả thu được ở các Hình 3.14, Hình 3.22 và Hình 3.29. Thuật toán MAR-DSR cho ta xác suất tắc nghẽn nhỏ nhất với giá trị vào khoảng 0,0142, thuật toán MAR-AODV có xác suất tắc nghẽn cao nhất.
Hình 3.44. Xác suất tắc nghẽn của các thuật toán DSR, AODV, MAR-DSR, MAR- AODV và MAR2-AODV khi mật độ lưu lượng 50%
Tương tự, khi mật độ lưu lượng 70%, thuật toán MAR2-AODV cho ta hiệu quả cao nhất với giá trị khoảng 0,068 như cho thấy trên Hình 3.45. Hai thuật toán MAR-DSR và MAR-AODV gần như tương đương nhau với giá trị khoảng 0,0704. Như vậy, trong cả hai trường hợp mật độ lưu lượng 50% và 70% thì xác suất tắc nghẽn của cả ba thuật toán đều nằm trong giới hạn 0,1. Đây là giá trị có thể chấp nhận trong thực tế.
106
Hình 3.45. Xác suất tắc nghẽn của các thuật toán DSR, AODV, MAR-DSR, MAR- AODV và MAR2-AODV khi mật độ lưu lượng 70%
Tiếp theo, phân tích tỷ lệ phát gói tin thành công qua mạng cho hai mức mật độ lưu lượng này. Kết quả mô phỏng như ở Hình 3.46 và Hình 3.47. Ta thấy rằng thuật toán MAR-DSR cho hiệu quả cao nhất khi mật độ lưu lượng 50%, trong khi thuật toán MAR2- AODV cho hiệu quả cao khi mật độ lưu lượng 70%.
Hình 3.46. Tỷ lệ phát gói tin thành công của các thuật toán DSR, AODV, MAR- DSR, MAR-AODV và MAR2-AODV khi mật độ lưu lượng 50%
107
Hình 3.47. Tỷ lệ phát gói tin thành công của các thuật toán DSR, AODV, MAR- DSR, MAR-AODV và MAR2-AODV khi mật độ lưu lượng 70%
Từ các kết quả so sánh ở trên, tác giả đưa ra kết luận rằng, thuật toán cải tiến MAR- DSR và MAR-AODV đạt hiệu quả cao nhất ở mức mật độ lưu lượng trung bình. Đối với thuật toán MAR2-AODV, nó hoạt động tốt hơn ở mức mật độ lưu lượng cao, trong khoảng từ 65% đến 75%.