Giá trị trọng số của các kết nối được cập nhật theo tác tử BA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 89 - 91)

Bảng 3 .1 So sánh các đặc điểm giữa DSR và AODV

Bảng 3.2 Giá trị trọng số của các kết nối được cập nhật theo tác tử BA

Lộ trình Trọng số các kết nối theo hàm (3.6) Tổng trọng số 1  2  6 1  2 2  6 823,62 315,62 508,00 1  2  3  6 1  2 2  3 3  6 1873,62 315,62 1400,00 158,00 1  5  3  6 1  5 5  3 3  6 1609,95 251,95 1200,00 158,00 1  4  7  6 1  4 4  7 7  6 1015,55 354,63 402,92 258,00

Từ kết quả trên, lộ trình được chọn là 1  2  6.

Ta thấy rằng, nếu không sử dụng tác tử BA để tính toán trọng số Wsd để cập nhật thông tin về trạng thái tắc nghẽn tại các nút thì lộ trình được chọn sẽ là 1  5  3  6 (vì khoảng cách nhỏ nhất). Nếu chọn lộ trình này thì khả năng nghẽn tại nút 3 là rất lớn. Với

75

thuật toán MAR-DSR, chọn lộ trình phù hợp là 1  2  6 sẽ hạn chế được xác suất gói tin rơi.

Trong thuật toán MAR-DSR ở trên, cơ chế duy trì đường đi được thực hiện tương tự như DSR và dựa trên thông tin xác suất tắc nghẽn (CP) của mỗi nút. Nếu CP vượt quá giới hạn cho phép thì thực hiện lại quá trình khám phá lộ trình, như trình bày ở phần trên ngưỡng CP trong trường hợp này được chọn là 0,75.

3.3.1.3 Mô phỏng và đánh giá kết quả Kịch bản mô phỏng Kịch bản mô phỏng

Để đánh giá hiệu quả thực thi của các thuật toán MAR-DSR tác giả đã thực hiện mô phỏng trên OMNeT++ [8], so sánh với các thuật toán DSR. Mô phỏng được phát triển từ mô đun adHocSim [65] đã được triển khai cho việc mô phỏng giao thức định tuyến cho mạng MANET. Các tham số mô phỏng được thiết lập như mục 3.1.4.1. Giao diện chính của chương trình mô phỏng như phụ lục 1, tác giả mô phỏng trên tô pô có 50 nút.

Cấu trúc nút mạng được thiết kế như Hình 3.13 với chức năng của các khối được mô tả như sau:

- Khối App: Phát sinh các ứng dụng, tức là các yêu cầu định tuyến lưu lượng qua mạng; - Khối Router: Thực thi thuật toán định tuyến MAR-DSR;

- Khối Mac: Thực hiện đóng gói, truyền lưu lượng qua các lộ trình tìm được; - Khối Physic: Xác định tô pô mạng, các kết nối vật lý giữa các nút láng giềng; - Khối Mobility: Điều khiển quá trình di chuyển của các nút;

- Khối MobileAgent: Phát sinh các tác tử, cập nhật thông tin trạng thái mạng và điều khiển quá trình truyền/nhận tác tử trong mạng. Khối này thực hiện các tác tử FA, BA trong thuật toán đề xuất.

76

Kết quả mô phỏng và đánh giá

Trong Hình 3.14, tác giả so sánh kết quả mô phỏng thuật toán MAR-DSR với thuật toán DSR. Ta thấy rằng, khi mật độ lưu lượng nhỏ, thuật toán MAR-DSR chưa có hiệu quả. Nguyên nhân là do trong trường hợp này xác suất tắc nghẽn (CP) tại các nút nhỏ, nên trọng số của các kết nối như đã thiết lập ở hàm (3.6) không thay đổi nhiều. Khi mật độ lưu lượng trong khoảng từ 35% đến 70% thì thuật toán MAR-DSR thực thi hiệu quả hơn thuật toán DSR về mặt xác suất gói tin rơi. Trong trường hợp mật độ lưu lượng lớn (> 75%) thì xác suất gói tin rơi bắt đầu tăng lên do đó hiệu quả của thuật toán MAR-DSR cũng giảm đi do CP vượt giá trị ngưỡng. Tuy nhiên, MAR-DSR vẫn có hiệu quả so với DSR nếu xét trên tổng gói tin thành công như kết quả được mô tả ở Hình 3.15.

Hình 3.14. Xác suất gói tin rơi của thuật toán DSR và MAR-DSR theo mật độ lưu lượng

Hình 3.15. Tỷ lệ phát gói tin thành công theo sự thay đổi của mật độ lưu lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao hiệu năng giao thức định tuyến cho mạng MANET (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)