CÁC DẠNG CÂU HỎI SỬ DỤNG TRONG THAM VẤN

Một phần của tài liệu Kỹ năng Tham vấn trong Công tác xã hội - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ (Trang 27)

1. Câu hỏi đóng

- Với câu hỏi loại này, người được hỏi chỉ có thể trả lời có/không, rồi/chưa, đúng /sai… Câu hỏi loại này cho ta rất ít thông tin. Vì vậy nó được gọi là câu hỏi đóng. Nhược điểm lớn nhất của câu hỏi đóng là nó có khuynh hướng kềm hãm cuộc đối thoại và đôi khi làm cho thân chủ thấy rằng tham vấn viên kiểm soát tình hình và vì thế họ có thể tỏ ra không bằng lòng hay bực bội.

- Tuy nhiên, ta có thể sử dụng câu hỏi đóng để:

 Khơi gợi sự kiện khi người nói có vẻ bối rối, hay lúng túng, hay ngần ngại chưa dám nói. Ví dụ: em có đi học không?

 Khép lại một đề tài không có tính xây dựng hoặc không có ích cho tiến trình tư vấn.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang27

 Giúp xoáy vào trọng tâm và tập trung thu thập thông tin ở một vấn đề cụ thể nào đó. “Còn vấn đề gì khác nữa không ?”.

2. Câu hỏi mở

- Câu hỏi loại này mở ngỏ cho nhiều câu trả lời và cung cấp nhiều thông tin hơn Người được hỏi có thể nói nhiều hơn. Các câu hỏi có chữ: Ai? Gì? Như thế nào? Bằng cách nào? Bao lâu? Ở đâu? Khi nào? đều là những câu hỏi mở.

- Câu hỏi mở dùng để:

 Khơi gợi cảm xúc và cho phép người nói có cảm giác rằng mình kiểm soát tình hình hơn.

 Khích lệ chia sẻ tối đa, tự do và cởi mở hơn.

 Ưu điểm của câu hỏi mở là làm cho người nói tiếp tục nói. Nhưng nếu liên tục hỏi hết câu này đến câu kia thì làm cho thân chủ có cảm tưởng như bị hỏi cung vậy.

3. Câu hỏi gợi ý

Đây là loại câu hỏi người hỏi đưa ra gợi ý cho người được hỏi. Loại câu hỏi có gợi ý có thể làm cho người trả lời không nói sự thật.

Ví dụ: Cứ chần chừ mãi sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm. Vậy chị thấy sao?

Cần:

- Hạn chế dùng câu hỏi đóng vì nó cho chúng ta biết rất ít về người đang nói chuyện với ta.

- Nên dùng nhiều câu hỏi mở vì khi dùng loại câu hỏi này, ta dễ dàng biết được người đang đối thoại có suy nghĩ gì và sẽ hành động như thế nào. Câu hỏi mở tạo điều kiện cho đối tượng chia sẻ thoải mái.

- Không nên dùng câu hỏi gợi ý vì nó dễ cho những câu trả lời không thật.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012 Trang28

Câu hỏi phức thường có từ “hoặc/hay” (ví dụ ông cảm thấy buồn hay ông đã cảm thấy thanh thản?). Đặt câu hỏi phức có thể bị cho là thiếu tôn trọng thân chủ. Thân chủ có thể nghĩ “tham vấn viên đang nghĩ mình không có khả năng trả lời”.

Vì thế, cần suy nghĩ kỹ trước khi đặt câu hỏi phức. Tốt hơn hết là nên tránh vì chúng làm cho người nói rối mà không biết nên trả lời cái gì.

5. Câu hỏi “tại sao”

Mặc dù “tại sao”được xem là câu hỏi mở, nhưng dùng câu hỏi “tại sao” thường không đem lại nhiều hiệu quả. “Tại sao” này có thể dẫn đến những “tại sao” khác (giống trẻ con thường hay hỏi “tại sao”). Đôi khi thân chủ sẽ cảm thấy như mình bị “bắt bí” dù mình đâu biết lý do tại sao.

Ví dụ: “Tại sao cha mẹ lại nghĩ rằng cháu điên khùng?”. Câu hỏi này không trả lời được vì chỉ có ba mẹ mới biết câu trả lời là gì!

Một phần của tài liệu Kỹ năng Tham vấn trong Công tác xã hội - Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn CTXH & PTCĐ (Trang 27)