DXTRAN spheres

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng chương trình MCNP phiên bản 1.1 (Trang 71)

7 Kĩ thuật giảm phương sai

7.13 DXTRAN spheres

DXT (DXTRAN Card) được sử dụng để làm tăng khả năng ghi nhận trong trường hợp vùng ghi nhận tally quá nhỏ khiến cho xác suất hạt tán xạ vào trong vùng đó là rất thấp. Cú pháp:

CHƯƠNG 7. KĨ THUẬT GIẢM PHƯƠNG SAI Đặng Nguyên Phương

Trong đó:

pl loại hạt cần ghi nhận (N,P,E).

xi yi zi tọa độ tâm của cặp mặt cầu thứ i.

RIi bán kính của mặt cầu bên trong thứ i.

ROi bán kính của mặt cầu bên ngoài thứ i.

DWC1 ngưỡng trên của trọng số cho các mặt cầu.

DWC2 ngưỡng dưới của trọng số cho các mặt cầu.

DPWT trọng số nhỏ nhất của photon (chỉ dùng cho DXT:N).

DXC (DXTRAN Contribution Card) tương tự như PDn card nhưng áp dụng cho DX- TRAN.

Cú pháp: DXCm:n P1 P2 ... Pi ... PI

Trong đó:

m mặt cầu DXTRAN cần sử dụng DXC card,

(mặc định m = 0, DXC áp dụng cho tất cả các mặt cầu DXTRAN).

n N cho neutron, P cho photon, không có electron.

Pi xác suất đóng góp của cell i vào trong mặt cầu DXTRAN (mặc định Pi = 1).

Cách đọc ouput file của MCNP

Các kết quả sau khi chạy chương trình sẽ được xuất ra dưới dạng một file output. Bên cạnh kết quả được xuất ra theo yêu cầu của người sử dụng, file output còn chứa rất nhiều thông tin phong phú, các thông tin này thường được liệt kê dưới dạng các bảng. MCNP biểu diễn thông tin chi tiết về quá trình mô phỏng để người dùng đánh giá sai số thống kê của kết quả. Có nhiều chi tiết để đánh giá được trình bày, nhưng theo kinh nghiệm người dùng cần xác định cẩn thận các bảng 10 kiểm tra thống kê được tính toán trong MCNP. Các thông tin được in ra trong output file lần lượt như sau:

• Nội dung input file. • Các bảng thông tin. • Các đánh giá thống kê. • Kết quả tally.

8.1 Các bảng thông tin

Các bảng thông tin này chứa các thông tin tổng hơp chuẩn nhằm cung cấp cho người sử dụng các ý tưởng hơn nữa về việc chạy chương trình thế nào. Những thông tin này có thể cung cấp sự hiểu biết sâu hơn nữa về các quá trình vật lý của vấn đề và sự đầy đủ của mô phỏng Monte Carlo. Nếu có lỗi xảy ra trong quá trình chạy chương trình, các bảng dự đoán chi tiết cho việc sửa chữa được đưa ra. Mỗi kết quả được xuất ra đều có các sai số thống kê tương đối của nó tương ứng với một độ lệch chuẩn. Theo sau các kết quả là các bảng phân tích một cách tỉ mỉ nhằm hỗ trợ cho việc xác định độ tin cậy của các kết quả. Sau đây là một số bảng thông dụng:

Số của bảng Thông tin

10 Các hệ số và phân bố của nguồn

20 Thông tin về cửa sổ trọng số (weight window)

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng chương trình MCNP phiên bản 1.1 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)