9 Sử dụng chương trình Visual Editor
9.4 Hiển thị đồ họa của input file
Hình 9.2 trình bày vị trí của một số nút chức năng trên cửa sổ đồ họa, các nút chức năng này gồm có:
1. Update: vẽ lại hình cho cửa sổ đồ họa sau khi đã chỉnh các thông số hiển thị. 2. Zoom: phóng to, thu nhỏ hình vẽ. Có hai cách sử dụng chức năng này: cách thứ
nhất là đánh dấu vào ô Zoom và kéo rê chuột trên hình vẽ, cách thứ hai là sử dụng thanh Zoom out − Zoom in.
3. Origin: chọn gốc tọa độ bằng cách đánh dấu vào ô này và nhấp vào tọa độ cần chọn trên hình vẽ hoặc thay đổi các giá trị trong các ô X,Y,Z. Lưu ý là gốc tọa độ 4. Extents: thay đổi giá trị khoảng cách từ gốc tọa độ đến cạnh của cửa sổ đồ họa. 5. Refresh: mở hoặc tắt chức năng update hình vẽ.
6. Surface & Cell: hiển thị chỉ số của surface (màu xanh) và cell (màu đỏ). 7. Color: hiển thị màu tương ứng với vật liệu sử dụng cho cell.
Hình 9.2: Hiển thị đồ họa input file
CHƯƠNG 9. SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH VISUAL EDITOR Đặng Nguyên Phương
9. WW Mesh: hiển thị lưới cửa sổ trọng số.
10. Rect: thay đổi cửa sổ đồ họa thành dạng hình vuông. 11. Tal Mesh: hiển thị mesh tally.
12. Rotate: quay hình vẽ đi một góc quanh trục.
13. Scale: hiển thị các biên (border) hoặc lưới (grid của hình vẽ, chỉ sử dụng được khi
rect được chọn.
14. Res: chỉnh độ phân giải của hình vẽ. 15. Pscript: tạo file postscriptout.ps. 16. Basis: chọn mặt phẳng vẽ hình.
17. Global/Local: hiển thị tọa độ của con trỏ so với trục tọa độ đã chuyển (local) hoặc trục tọa độ thực (global)
18. Label: hiển thị các nhãn cho cell bằng cách nhấp chuột phải và di chuyển tới
LABEL. Các nhãn có đi kèm kí tự n có thể được gán giá trị thông qua ô n trên
Label.
19. Level: dùng để ẩn các lattice trong trường hợp hình học có cấu trúc phức tạp.