2. Độ săn.
- Xoắn là một biến dạng khi có ngẫu lực đặt vào mặt phẳng tiết diện ngang của vật thể.
- Góc xoắn (B) là góc nghiêng hợp bởi xơ hay sợi nằm bên ngoài với trục dọc của sợi.
+ Góc xoắn thể hiện một cách tổng hợp mức độ xoắn của sợi, bởi vì góc xoắn càng lớn thì sợi xoắn càng mạnh.
+ Những loại sợi không xoắn, ví dụ sợi phức thì góc xoắn bằng 0.
+ Có thể dùng góc xoắn để so sánh mức độ xoắn của các sợi có đường kính khác nhau.
VI. Đặc trưng về cấu trúc. 2. Độ săn. 2. Độ săn.
- Độ săn của sợi thể hiện mức xoắn nhiều hay ít và được xác định bằng số vòng xoắn đếm được trên đơn vị chiều dài là 1m của sợi.
- Công thức tính độ săn (K):
K = 1000.X/L (vòng/m)
X là số vòng xoắn trên chiều dài L(mm), khi K càng lớn thì mức độ xoắn càng cao.
Ý nghĩa của độ săn.
- Nhờ quá trình xoắn mà xơ tạo thành sợi đơn, sợi đơn xe lại thành sợi xe, sợi dệt thành vải.
- Độ bền và nhiều tính chất khác của sợi thay đổi theo mức độ xoắn (khi xoắn một số sợi lại với
nhau, sợi xe to hơn và đều hơn).
CHƯƠNG VII ĐẶC TRƯNG XƠ SỢI DỆT
VI. Đặc trưng về cấu trúc. 2. Độ săn. 2. Độ săn.
+ Hướng S đặc trưng cho hướng xoắn từ dưới lên trên từ phải qua trái
(hướng xoắn trái).
+ Hướng Z đặc trưng cho hướng xoắn
từ dưới lên trên từ trái qua phải (hướng xoắn phải). + Đối với sợi xe từ nhiều sợi đơn, hướng xoắn được
ký hiệu bằng chữ Z và chữ S ngăn cách bẳng cách gạch chéo. Ví dụ Z/S, Z/S/S, Z/S/Z...