Đặc trưng về màu sắc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC NGUYÊN LIỆU DỆT (Trang 111)

1. Độ bền màu.

- Chỉ sự ổn định của màu sắc của xơ sợi sau một thời gian sử dụng mặc, giặt, phơi, ủi, tẩy rửa… dưới tác động của mồ hôi, hóa chất, ánh sáng, ma sát.... Có thể là màu tự nhiên hoặc màu nhuộm.

- Từng loại vải có yêu cầu khác nhau

+ Vải mặc ngoài cần bền màu với ánh sáng, thời tiết, ma sát, giặt ủi...

+ Vải may rèm cần bền màu ánh sáng, thời tiết. + Vải mền, ga cần bền màu với giặt, tẩy.

+ Vải may trang phục thể thao cần bền màu với mồ hôi, ma sát, nước….

CHƯƠNG VII ĐẶC TRƯNG XƠ SỢI DỆT

II. Đặc trưng về màu sắc

2. Độ đều màu.

- Độ đều màu: chỉ mức độ đồng nhất về màu sắc của xơ sợi dệt.

- Độ đều màu ảnh hưởng đến chất lượng vải nhất là tính thẩm mỹ của sản phẩm.

- Phụ thuộc vào quá trình sản xuất vật liệu dệt như thu hoạch, chế biến và bảo quản.

- Bị ảnh hưởng từ quá trình nhuộm xơ sợi vải....

- Do vậy các yếu tố tác động đến độ đều màu đó là độ sạch, độ đều, loại thuốc nhuộm....

CHƯƠNG VII ĐẶC TRƯNG XƠ SỢI DỆT

II. Đặc trưng về màu sắc

3. Độ sạch.

- Độ sạch: đặc trưng thể hiện tính chất đồng nhất về thành phần xơ thông qua tỷ lệ tạp chất), do vậy tỷ lệ tạp chất quyết định độ sạch của xơ sợi và thường gồm hai loại:

+ Tạp chất do quá trình hình thành xơ: nhựa, vỏ thân cây, màu tự nhiên, sáp…

+ Tạp chất do giai đoạn chế biến: chất trợ, chất tải

- Độ sạch ảnh hưởng đến chất lượng sợi như độ bền cơ học, khả năng nhuộm màu, tính vệ sinh, chi phí giá thành sản phẩm

CHƯƠNG VII ĐẶC TRƯNG XƠ SỢI DỆT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔN HỌC NGUYÊN LIỆU DỆT (Trang 111)