1. Độ hút nước.
- Độ hút nước là đại lượng đặc trưng bởi lượng nước mà vật liệu hấp thụ được khi nhúng toàn bộ mẫu vào trong nước.
- Để xác định độ hút nước (Bh), người ta dựa vào khối lượng của mẫu sau khi nhúng nước (Gn) và khối lượng của mẫu sau khi sấy khô (Gk):
Gn-Gk
Bh = .100 (%) Gk
- Phụ thuộc vào bản chất của xơ sợi dệt, cấu trúc dệt của vải.
CHƯƠNG VII ĐẶC TRƯNG XƠ SỢI DỆT
IV. Đặc trưng về độ hút nước - ẩm.
2. Độ ẩm.
- Độ ẩm là lượng nước thoát ra ở một nhiệt độ nhất định so với khối lượng khô của vật liệu. Gọi G là khối lượng vật liệu chứa ẩm ở một nhiệt độ nhất định, Gk là khối lượng khô, độ ẩm được xác định như sau:
G-Gk W (%) = 100.
Gk
- Độ ẩm không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng của vải mà còn thể hiện tính tiện nghi của vật liệu
- Độ ẩm của vật liệu dệt phụ thuộc vào bản chất xơ sợi, cấu trúc vật liệu dệt và môi trường
- Một số đặc trưng liên quan:
+ Hàm ẩm (độ chứa ẩm) là tỷ lệ của lượng nước có trong vật liệu ở nhiệt độ nhất định so với khối lượng chứa ẩm của vật liệu. Nói cách khác là tỷ lệ lượng nước có trong mẫu so với khối lượng mẫu chứa nước.
Ws (%) = 100
- Độ ẩm thực tế (Wt) là độ ẩm xác định tại thời điểm lấy mẫu (mỗi thời điểm lấy mẫu thường cho một độ ẩm xác định).
- Độ ẩm chuẩn (Wc) là độ ẩm của mẫu lấy trong điều kiện chuẩn (giữ mẫu trong 24 giờ, to=20±2oC, ϕ=65±2%), đây là cơ sở để xác định, so sánh giữa các loại vật liệu dệt.
- Độ ẩm tối đa (độ ẩm bão hòa Wbh) là độ ẩm của mẫu trong môi trường không khí bão hòa (giữ mẫu trong 24 giờ, to=20oC, ϕ=100%), đặc trưng này khác với độ hút nước.
- Độ ẩm qui định (độ ẩm thương mại Wq) là độ ẩm được các tổ chức ngành dệt thống nhất với nhau để giảm khó khăn do sự thay đổi khối lượng vải ở môi trường khác nhau.
CHƯƠNG VII ĐẶC TRƯNG XƠ SỢI DỆT
IV. Đặc trưng về độ hút nước - ẩm.
2. Độ ẩm.
- Một số đặc trưng liên quan: -Hàm ẩm