Một số đề xuất về chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ (Trang 64)

7. Cấu trúc luận văn

3.4. Một số đề xuất về chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ

3.4.1. Cơ sở ngôn ngữ học để xây dựng chương trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ

Bằng kết quả thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy việc can thiệp ngôn ngữ nói riêng và can thiệp trị liệu toàn diện cho trẻ tự kỉ có thể thực hiện thành công. Trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm thụ đắc ngôn ngữ của trẻ em và trẻ tự kỉ nói riêng, các chuyên gia, giáo viên có thể xây dựng những chƣơng trình can thiệp phù hợp với từng trẻ tùy theo mức độ khiếm khuyết, tuổi bắt đầu đƣợc can thiệp hay những điều kiện khách quan khác nhau.

65

Việc can thiệp trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ có những đặc điểm giống việc dạy ngôn ngữ cho trẻ bình thƣờng, đầu tiên trẻ cần đƣợc luyện tập khả năng tiếp nhận ngôn ngữ, sau đó có thể diễn đạt ngôn ngữ. Trẻ cần đƣợc hình thành và phát triển các đơn vị ngôn ngữ từ mức độ đơn giản đến phức tạp (tiếng – từ đơn – từ phức – cụm từ - phát ngôn…). Trong quá trình can thiệp, các chuyên gia, giáo viên cần chú ý tới đặc điểm của tiếng Việt để xây dựng các bài học ngôn ngữ. Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, ý nghĩa ngữ pháp đƣợc diễn đạt bằng hƣ từ và trật tự từ. Do đó, trẻ học các phạm trù ngữ pháp sau khi đã nắm vững hệ thống thực từ. Việc phát triển khả năng ngôn ngữ cũng đƣợc hình thành và phát triển theo các giai đoạn khác nhau nhƣ với trẻ bình thƣờng (xây dựng cấu trúc chủ quan, tiếp đó xây dựng cấu trúc trung gian và cuối cùng là kí hiệu quy ƣớc [7, tr. 25], trong mỗi giai đoạn cảnh huống giao tiếp đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng cảnh huống giao tiếp phong phú, tạo hứng thú để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ là vấn đề cốt lõi.

Can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ cũng có những đặc điểm riêng, khác biệt với việc dạy ngôn ngữ cho trẻ bình thƣờng. Phần lớn trẻ tự kỉ không có ngôn ngữ, trẻ không có khả năng phát ra âm thanh ngôn ngữ, không thể điều chỉnh cơ quan cấu âm. Do vậy, việc đầu tiên khi can thiệp ngôn ngữ cho trẻ là luyện cho trẻ khả năng phát âm, điều chỉnh hơi thở, giọng, âm sắc. Khả năng liên hệ hiện thực khách quan và khái niệm rất kém, nên các chuyên gia, giáo viên cần xây dựng bài học luyện phát triển vốn từ bằng cách sử dụng các đồ vật, hiện thực khách quan trong giảng dạy. Đồng thời khả năng ghi nhớ của trẻ rất kém nên cần cấu trúc bài học theo cách chia nhỏ nhóm từ vựng và thƣờng xuyên lặp lại để trẻ có thể ghi nhớ, sử dụng. Khi trị liệu, việc xây dựng cảnh huống giao tiếp đặc biệt quan trọng, đây là kĩ năng yếu nhất ở trẻ. Các tình huống dạy học đƣợc xây dựng nhằm mục đích cuối cùng là để trẻ có thể tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ, do vậy, cảnh huống giao tiếp đƣợc tạo ra càng phong phú, đa dạng, và càng ấn tƣợng thì

66

sẽ càng khiến cho trẻ hứng thú, quá trình can thiệp ngôn ngữ sẽ càng đạt chất lƣợng cao hơn.

3.4.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả trị liệu ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ

3.4.2.1. Những tác động khách quan nâng cao hiệu quả can thiệp ngôn ngữ

a) Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng phƣơng pháp can thiệp ngôn ngữ Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nƣớc nói chung, việc ứng dụng các phƣơng pháp can thiệp ngôn ngữ đã có đƣợc thành công bƣớc đầu. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu về các phƣơng pháp can thiệp ngôn ngữ, chỉ ra những ƣu điểm và hạn chế của từng phƣơng pháp khi áp dụng tại Việt Nam, và cũng chƣa có những nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng mô hình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ Việt Nam. Để thực hiện đƣợc điều này, cần xây dựng những cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về tự kỉ, về phƣơng pháp can thiệp ngôn ngữ. Sự phối hợp của các chuyên gia trong các lĩnh vực giáo dục – tâm lí – y tế - ngôn ngữ là rất quan trọng, và cần gắn liền giữa nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tế.

Từ kết quả nghiên cứu trên, mới có thể xây dựng thành công mô hình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ một cách khoa học, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh tại Việt Nam.

b) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực can thiệp phục hồi cho trẻ tự kỉ bằng phƣơng pháp can thiệp ngôn ngữ cần phải:

- Đào tạo đƣợc đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, có khả năng nghiên cứu, giảng dạy và quản lí các cơ sở trị liệu;

- Đào tạo đƣợc đội ngũ giáo viên chuyên trách có chuyên môn, có kinh nghiệm, chuyên giảng dạy cho trẻ tự kỉ, trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ;

- Đào tạo đƣợc đội ngũ giáo viên hòa nhập có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ trẻ học hòa nhập tại trƣờng mầm non, tiểu học;

- Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho các vị phụ huynh, ngƣời chăm sóc trẻ. Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trên, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến nhƣ sau:

67

- Cử chuyên gia đi học tập và nghiên cứu tại các trung tâm có uy tín trên thế giới. Cần thƣờng xuyên trao đổi, cập nhật kiến thức, thông tin với các chuyên gia trên thế giới.

- Đƣa chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ vào giảng dạy theo các chuyên đề tại các cơ sở đào tạo giáo dục đặc biệt.

- Tổ chức các lớp chuyên tu, tập huấn cho giáo viên chuyên biệt, giáo viên mầm non, phụ huynh, ngƣời chăm sóc trẻ.

- Thành lập nhóm tình nguyện viên, nhân viên xã hội cùng tham gia tìm hiểu, giúp đỡ trẻ bằng cách sử dụng các ứng dụng can thiệp ngôn ngữ. c) Nâng cao nhận thức cộng đồng

Cần giúp các bậc phụ huynh, ngƣời quan tâm và cộng đồng xã hội có nhận thức đúng đắn về hội chứng tự kỉ, về ‎ý nghĩa của sự can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ, có thể ứng dụng chƣơng trình can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ và trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ.

Biện pháp để nâng cao nhận thức cộng đồng về trẻ tự kỉ có thể là qua tuyên truyền, phổ biến kiến thức trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ Internet, báo chí, truyền hình, phát thanh…Bên cạnh đó cần tổ chức các lớp tập huấn, buổi sinh hoạt ngoại khóa phổ biến kiến thức. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tƣ nhân có thể mở các phòng tƣ vấn, hỗ trợ gia đình và trẻ mắc hội chứng tự kỉ.

Tóm lại, trên đây là những cơ sở để đƣa ra cách ứng dụng các phƣơng pháp can thiệp ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ nói chung và trẻ tự kỉ Việt Nam nói riêng. Thiết nghĩ, để thực hiện đƣợc đồng bộ những biện pháp trên cần có sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các ban ngành liên quan; sự tâm huyết của những nhà nghiên cứu, giáo dục, tâm lí, ngôn ngữ; sự đầu tƣ nghiên cứu liên ngành trong thời gian tới.

3.4.2.2. Xây dựng môi trường giao tiếp cho trẻ tự kỉ

Môi trƣờng giao tiếp là yếu tố quan trọng để trẻ có thể hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ. Điều này đã đƣợc chứng minh qua quá trình khảo sát: tại gia đình, trẻ thƣờng xuyên đƣợc quan tâm giao tiếp sẽ có khả năng ngôn ngữ

68

phát triển hơn trẻ ít đƣợc giao tiếp; khi trẻ đƣợc đƣa tới trƣờng (chuyên biệt hoặc hòa nhập) khả năng tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ tăng lên đáng kể.

Xây dựng môi trƣờng giao tiếp cho trẻ tự kỉ bao gồm hoạt động tạo không gian giao tiếp, tình huống giao tiếp với nhiều đối tƣợng khác nhau (ngƣời thân, giáo viên, bạn học, cộng đồng…). Đặc thù của hoạt động giao tiếp là có thể diễn ra tại mọi không gian, thời điểm và với mọi đối tƣợng. Do vậy, xây dựng môi trƣờng giao tiếp phong phú là biện pháp tích cực để can thiệp ngôn ngữ cho trẻ nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng. Chúng tôi tập trung xây dựng môi trƣờng giao tiếp thông qua các đối tƣợng giao tiếp.

a) Xây dựng môi trƣờng giao tiếp giữa trẻ và gia đình

Gia đình là môi trƣờng đầu tiên và quan trọng bậc nhất để hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Bởi vì phần lớn thời gian trẻ sống trong môi trƣờng này, trẻ nhận đƣợc nhiều sự quan tâm từ các thành viên nhƣ ông bà, cha mẹ, anh chị... đặc biệt là ngƣời mẹ. Môi trƣờng gia đình thân thuộc sẽ khiến trẻ tự tin để tham gia các hoạt động can thiệp. Do vậy, mọi thành viên trong gia đình nên tạo nhiều không gian, tình huống giao tiếp với trẻ, chẳng hạn nhƣ:

Tập trung sự chú ý của trẻ vào bất cứ hoạt động thƣờng ngày nào nhƣ hoạt động nấu nướng, ăn cơm, dọn vệ sinh nhà cửa, giặt quần áo… Nói cho trẻ biết đây là hoạt động gì và cùng trẻ thực hiện. Việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm các mục đích: thể hiện sự quan tâm tới trẻ, rèn luyện sự tập trung của trẻ, tăng cƣờng khả năng vận động thể lực và vận động trí tuệ, tạo môi trƣờng để trẻ có thể tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ. Ví dụ: khi nấu cơm, ngƣời mẹ có thể hỏi trẻ Đây là cái gì (chỉ vào cái nồi); Đây là bó rau muống này; Mẹ con mình cùng nhặt rau nhé! và hƣớng dẫn trẻ cùng làm.

Bên cạnh các hoạt động thƣờng ngày, phụ huynh có thể phát triển ngôn ngữ qua hoạt động chơi với trẻ. Các trò chơi tùy theo sở thích, mức độ phát triển của trẻ, ví dụ: trẻ 3 – 4 tuổi thích các trò chơi xếp hình, thẻ tranh, trẻ từ 4 – 5 tuổi

69

thích lắp ghép mô hình. Phụ huynh thƣờng xuyên chơi cùng với trẻ, cùng nói chuyện trong quá trình chơi (đặt ra các câu hỏi và khuyến khích trẻ phản hồi). Chú ý, tránh để trẻ chơi, xem ti vi một mình, điều này khiến trẻ càng thu mình trong thế giới bản thân.

Phụ huynh cần lƣu ý hoạt động dạy ngôn ngữ tại nhà. Trƣớc hết cần chuẩn bị cho trẻ đồ dùng học tập phù hợp năng lực, sở thích của trẻ, nhƣ thẻ tranh, mô hình đồ vật, mô hình vật dụng gia đình… Thời gian can thiệp cần cố định để trẻ có thể ghi nhớ và hình thành thói quen học. Phụ huynh cần phối hợp với giáo viên, chuyên gia để xây dựng các bài học phù hợp với trình độ, năng lực, sở thích của trẻ.

b) Xây dựng môi trƣờng giao tiếp ở lớp học cho trẻ tự kỉ

Tại môi trƣờng giao tiếp lớp học, trẻ tiếp xúc với hai nhóm đối tƣợng chính là giáo viên và bạn học. Tùy theo từng nhóm đối tƣợng, chuyên gia hoặc giáo viên cần thiết lập môi trƣờng giao tiếp với những đặc thù riêng.

Môi trƣờng giao tiếp với giáo viên:

Khi tham gia vào môi trƣờng lớp học, giáo viên là ngƣời trẻ tiếp xúc nhiều nhất, do vậy, việc tạo dựng môi trƣờng giao tiếp với giáo viên hết sức quan trọng. Trƣớc khi tiến hành can thiệp ngôn ngữ, giáo viên cần tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lí, những điểm mạnh, khiếm khuyết của trẻ để có thể tiếp cận, hòa nhập với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện. Khi hợp tác với giáo viên, trẻ mới có thể tự tin, mạnh dạn giao tiếp, bộc lộ bản thân. Đây là điều kiện cần để can thiệp thành công cho trẻ.

Một lớp học hòa nhập có trung bình 2 giáo viên phụ trách 30 trẻ, nên thời gian để cô quan tâm chăm sóc trẻ tự kỉ, trẻ phát triển đặc biệt không nhiều. Để khắc phục thực tế đó, theo khảo sát của chúng tôi, phụ huynh thƣờng đƣa trẻ tới những trung tâm can thiệp chuyên biệt, tham dự tiết trị liệu cá nhân (1 giáo viên phụ trách 1 – 2 trẻ). Tại môi trƣờng lớp học hòa nhập hay chuyên biệt, giáo viên

70

luôn là cầu nối, hƣớng dẫn trẻ tham gia các hoạt động học, phát triển khả năng ngôn ngữ bằng phƣơng pháp hội thoại. Để thực hiện mục tiêu xây dựng môi trƣờng giao tiếp, giáo viên cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

Hƣớng dẫn trẻ tham gia vào các trò chơi vận động để luyện tập khả năng phát âm nhƣ nhảy vòng, thổi bóng, luyện cơ môi, hàm… Những trò chơi vận động thể lực giúp trẻ có thể kiểm soát đƣợc hơi, giọng, cƣờng độ âm thanh đồng thời giúp trẻ thƣ giãn sau căng thẳng.

Hƣớng dẫn trẻ tham gia vào những bài học luyện vốn từ vựng bằng các trò chơi, bài học với thẻ tranh, đánh bài hình ảnh, tô màu, xếp hình… Việc giao tiếp giữa giáo viên và trẻ trong suốt quá trình học cần đƣợc lặp đi lặp lại cho đến khi trẻ thành thạo và ghi nhớ. Mở đầu bài học, giáo viên lựa chọn những chủ đề ngôn ngữ mà trẻ ƣa thích, ví dụ trẻ N.D.C rất thích thẻ tranh các loại hoa, trẻ C.H.N thích mô hình các loại động vật dƣới biển. Bên cạnh đó, giáo viên cần thay đổi bài học phát triển vốn từ bằng nhiều hình thức và chủ đề xen kẽ, tránh để trẻ nhàm chán, mất tập trung.

Hƣớng dẫn trẻ tham gia vào các bài học luyện diễn đạt ngôn ngữ bằng lời nói. Phƣơng pháp hiệu quả có thể kể đến là biện pháp đọc truyện (có tranh minh họa), yêu cầu trẻ kể lại chi tiết của bức tranh hoặc câu chuyện đã nghe. Biện pháp này đang đƣợc áp dụng tại nhiều trung tâm can thiệp ngôn ngữ, có hiệu quả với trẻ tự kỉ nhẹ, trẻ có khả năng diễn đạt ngôn ngữ. Biện pháp đóng vai đang dần đƣợc áp dụng để giúp trẻ nâng cao khả năng diễn đạt ngôn ngữ, tuy nhiên biện pháp này mới đƣợc thử nghiệm. Biện pháp này đòi hỏi trẻ cần có khả năng tiếp nhận, diễn đạt ngôn ngữ và trí tƣởng tƣợng. Đây là yêu cầu khó, bởi khả năng tƣởng tƣợng của trẻ tự kỉ thƣờng bị khiếm khuyết nặng nề. Giáo viên chủ động gợi mở để trẻ có thể kể chuyện theo chủ đề tự do về cuộc sống xung quanh trẻ, gia đình, nơi trẻ đã đến, món ăn yêu thích…

71

Khi trẻ mắc lỗi ngôn ngữ, giáo viên cần chỉ cho trẻ biết và yêu cầu trẻ thực hiện đúng, ví dụ, trẻ N.D.C thƣờng không tìm đúng thẻ tranh theo màu sắc yêu cầu, trẻ C.H.N thƣờng nói sai trật tự từ, phát âm sai [l]/ [n]… Giáo viên xây dựng những hoạt động học về màu sắc, hình ảnh, bài phát âm để trẻ luyện tập, sửa lỗi sai.

Thông qua hoạt động học, hoạt động vui chơi cùng trẻ, giáo viên tạo môi trƣờng thuận lợi để thúc đẩy nhu cầu giao tiếp, khả năng ngôn ngữ để trẻ bộc lộ nhận thức, xúc cảm của bản thân.

Môi trƣờng giao tiếp với bạn học:

Trong môi trƣờng lớp học, ngoài giáo viên, trẻ sẽ tiếp xúc với bạn học. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tiếp xúc với bạn học sẽ giúp trẻ phát triển nhanh hơn, trẻ dễ dàng hòa nhập và học hỏi lẫn nhau. Tại môi trƣờng lớp học chuyên biệt, thời gian trẻ tiếp xúc với bạn học không nhiều, song tại môi trƣờng lớp học hòa nhập, trẻ tiếp xúc với nhiều bạn. Do vậy, nhiệm vụ của giáo viên và phụ huynh là cần thực hiện các biện pháp để tạo dựng môi trƣờng giao tiếp với bạn học cho trẻ, cụ thể nhƣ sau:

Khi trẻ học với những trẻ bình thƣờng, giáo viên cần chuẩn bị tâm lí cho trẻ bình thƣờng, hƣớng dẫn trẻ cách tiếp cận hòa nhập với trẻ tự kỉ, tránh tâm lí kì thị, tẩy chay.

Giáo viên tạo dựng môi trƣờng giao tiếp với bạn học thông qua hoạt động chơi: quan tâm tới trẻ tự kỉ trƣớc, tuy nhiên cần có sự công bằng. Chẳng hạn nhƣ để trẻ chơi các trò chơi theo lần lƣợt (cƣớp cờ, tung bóng…). Nếu trẻ tự kỉ không có khả năng thực hiện hành động, giáo viên cần lƣu ý đƣa yêu cầu phù hợp, ví dụ yêu cầu các trẻ hát và vỗ tay theo nhịp, trẻ tự kỉ không thể hát nhƣng có thể vỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)