7. Cấu trúc luận văn
1.3. Tiểu kết chƣơng 1
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Do vậy để có thể giao tiếp trong xã hội, cần phải có sự thụ đắc ngôn ngữ. Dựa vào những kết quả nghiên cứu về sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ, luận văn trình bày sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt là giai đoạn từ 0- 6 tuổi, “giai đoạn vàng” trong sự phát triển ngôn ngữ, để ứng dụng làm cơ sở chẩn đoán sự khiếm khuyết về chức năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ.
2. Chẩn đoán, đánh giá 3. Lên kế hoạch mục tiêu 4. Thực hiện 5. Đánh giá kết quả 1. Phát hiện
30
Thuật ngữ Tự kỉ lần đầu tiên đƣợc bác sĩ tâm thần Eugen Blueler ngƣời Thuỵ Sĩ sử dụng để mô tả bệnh nhân “tâm thần phân liệt” (schizo-phrenia). Chúng tôi sử dụng định nghĩa có tính tác nghiệp: Tự kỉ là một hội chứng rối loạn phát triển lan toả bao gồm khiếm khuyết nặng nề về khả năng tương tác và giao tiếp xã hội đi kèm với những quan tâm và hoạt động bó hẹp định hình.
Để chẩn đoán trẻ mắc hội chứng tự kỉ, các nhà nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn DSM-IV-TR - là công cụ hƣớng dẫn chẩn đoán và thống kê bệnh của Hội tâm thần học Hoa Kì. Để đánh giá mức độ tự kỉ của trẻ, các chuyên gia sử dụng thang đánh giá khác nhau.
Quá trình đánh giá mức độ tự kỉ của trẻ bắt đầu từ việc quan sát hành vi, khả năng của trẻ, các chuyên gia đánh giá, tính điểm và kết luận nhƣ sau: 15 - 30 điểm: không tự kỉ; 31 - 36 điểm: tự kỉ nhẹ và vừa; 37 - 60 điểm: tự kỉ nặng.
Việc chẩn đoán, đánh giá trẻ mắc hội chứng tự kỉ là điều hết sức quan trọng trong quá trình can thiệp sớm cho trẻ, từ đó xây dựng chƣơng trình trị liệu phù hợp với từng trẻ.
Bên cạnh thuật ngữ hội chứng tự kỉ, các nhà nghiên cứu còn đề cập tới thuật ngữ phổ tự kỉ. Theo phân loại của Hiệp hội Tâm thần Mĩ, phổ tự kỉ bao gồm 5 chứng thuộc nhóm rối loạn phát triển lan toả kiểu tự kỉ: Hội chứng Asperger, Hội chứng rối loạn phát triển không đặc hiệu, Hội chứng mất hoà nhập của trẻ em, Hội chứng Rett. Trẻ mắc hội chứng tự kỉ có những biểu hiện cụ thể: Khiếm khuyết về quan hệ tương tác xã hội; Khiếm khuyết về mặt hành vi và có những mối quan tâm bất thường; Khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
Cần có chương trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ nhằm mục đích hỗ trợ giáo dục cho các trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng.
Mở đầu quy trình, cha mẹ phát hiện những biểu hiện khác lạ của trẻ, các chuyên gia thực hiện chẩn đoán đánh giá. Sau đó giáo viên trị liệu cho trẻ sẽ lên
31
bản kế hoạch mục tiêu và thực hiện. Sau thời gian thực hiện trị liệu, giáo viên và phụ huynh sẽ đánh giá kết quả thực hiện: những điều trẻ làm đƣợc và chƣa làm đƣợc. Căn cứ vào kết quả này để thực hiện chu trình can thiệp nhƣ trên.
Chƣơng 2
KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ TỰ KỈ 3 - 4 TUỔI 2.1. Vài nét về đối tƣợng khảo sát
Chúng tôi lựa chọn 02 trẻ tại Trung tâm An Phúc Thành để khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tự kỉ. Đối tƣợng đƣợc lựa chọn là trẻ từ 3 – 4 tuổi, đƣợc chẩn đoán mắc hội chứng tự kỉ. Trong đó, 01 trẻ đƣợc can thiệp toàn thời gian tại trung tâm chuyên biệt và 01 trẻ đƣợc can thiệp hòa nhập.
Trẻ N.D.C, sinh năm 2008, theo chẩn đoán của bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ƣơng mắc hội chứng tự kỉ, mức độ trung bình. Năm 2011, trẻ đƣợc can thiệp tại Trung tâm An Phúc Thành, sau đó tạm dừng một thời gian. Năm 2012, trẻ tiếp tục đƣợc can thiệp ngôn ngữ tại Trung tâm theo hình thức bán trú. Tại Trung tâm, trẻ đƣợc can thiệp theo hình thức cá nhân (1 trẻ - 1 giáo viên) và có giờ sinh hoạt chung với các trẻ khác. Vấn đề ngôn ngữ trẻ mắc phải: khả năng nghe hiểu và khả năng tập trung quan sát đều kém, chƣa có khả năng phát âm.
32
Trẻ N.D.C tƣơng đối có sự hợp tác với giáo viên. Hình thức can thiệp ngôn ngữ thông qua phƣơng pháp thẻ tranh và ứng dụng trị liệu ngôn ngữ TEACCH.
Trẻ thứ hai là C.H.N, sinh năm 2008 theo hình thức sinh mổ, tuần thứ 38. Sau khi sinh, trẻ mắc bệnh vàng da. Theo đánh giá ban đầu, trẻ có khả năng nhận thức tốt, tƣơng tác xã hội bình thƣờng, tri giác tốt, ít rối loạn thực thể. Tuy nhiên, trẻ mắc những rối loạn tâm lý nhƣ không chơi với ngƣời khác, chạy mất phƣơng hƣớng, thích xoay đồ chơi, thỉnh thoảng la hét. Đặc biệt, trẻ mắc rối loạn ngôn ngữ, biểu hiện nhƣ nói mãi về một chủ đề, nói nhại lời, đảo lộn trật tự trong câu, nhầm lẫn ngôi giao tiếp, chƣa biết kể lại sự việc. Hiện nay, trẻ đang đƣợc can thiệp theo hình thức hòa nhập (theo học tại Trƣờng Mầm non Bạch Mai và đƣợc can thiệp theo giờ tại trung tâm An Phúc Thành). Hình thức can thiệp ngôn ngữ tại Trung tâm bằng phƣơng pháp thẻ tranh và hội thoại.