0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tiểu kết chƣơng 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ (Trang 50 -50 )

7. Cấu trúc luận văn

2.5. Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng này trình bày kết quả nghiên cứu hai trẻ từ 3 – 4 tuổi đƣợc chẩn đoán mắc hội chứng tự kỉ ở mức độ khác nhau, khả năng ngôn ngữ bị khiếm khuyết khác nhau, đƣợc can thiệp ngôn ngữ liên tục hoặc gián đoạn về thời gian và bằng phƣơng pháp khác nhau.

Luận văn đã tiến hành đánh giá khả năng ngôn ngữ của hai trẻ tự kỉ nói trên theo 2 bảng: về khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và khả năng diễn đạt ngôn ngữ theo thang điểm 0 – 1 – 2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ khiếm khuyết về ngôn ngữ, độ tuổi bắt đầu can thiệp, quá trình can thiệp ngôn ngữ… là những yếu tố có ảnh hƣớng tới hiệu quả phục hồi. Độ tuổi bắt đầu đƣợc can thiệp ngôn ngữ ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả can thiệp. Trẻ đƣợc can thiệp từ sớm (2,5 tuổi) thì hiệu quả cao, có thể tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ tốt. Trẻ tự kỉ tuy đƣợc can thiệp sớm, nhƣng thời gian can thiệp không liên tục, thì khả năng ngôn ngữ của trẻ vẫn phát triển chậm hơn. Mức độ khiếm khuyết của trẻ cũng có ảnh hƣởng tới quá trình can

51

thiệp. Trẻ tự kỉ nhẹ, tuy mắc phải một số vấn đề về ngôn ngữ, nhƣng nếu đƣợc can thiệp kịp thời thì sẽ tiến bộ nhanh chóng.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho phép khẳng định trẻ tự kỉ có khả năng phục hồi ngôn ngữ nếu đƣợc can thiệp kịp thời và đúng phƣơng pháp.

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt cũng có ảnh hƣởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ. Trẻ tự kỉ có thể nhận biết và phát âm từng âm tiết dễ dàng. Tuy nhiên, ‎ý nghĩa ngữ pháp tiếng Việt đƣợc diễn đạt bằng phƣơng thức trật tự từ và hƣ từ đã gây khó khăn rất lớn cho trẻ tự kỉ. Đa số các trẻ tự kỉ không thể nói đúng trật tự từ, thƣờng xuyên nói ngƣợc cú pháp. Đồng thời, việc sử dụng các hƣ từ rất khó khăn, trẻ thƣờng bỏ qua hoặc diễn đạt sai.

Trẻ tự kỉ thiên về nhận thức trực quan, quan sát tốt những sự vật, hiện tƣợng xung quanh mình. Tuy nhiên, nhận thức lí tính, tƣ duy logic, khả năng tƣởng tƣợng là những điểm yếu của trẻ tự kỉ. Do vậy, trẻ thƣờng chỉ phát triển tốt vốn từ biểu thị sự vật, hiện tƣợng, còn các nhóm từ biểu thị hành động, tính chất, trạng thái… trẻ thƣờng không thể nhận biết và sử dụng để diễn đạt đƣợc.

Thông thƣờng trẻ tự kỉ không tự điều chỉnh đƣợc cƣờng độ, trƣờng độ khi phát âm (trẻ thƣờng hét lên bất thƣờng, nói to, đồng thời nói những câu ngắn hoặc bị ngắt giữa câu). Vì thế, việc luyện tập khả năng phát âm cho trẻ tự kỉ là rất quan trọng.

Với mỗi trẻ tự kỉ, mức độ khiếm khuyết và khả năng ngôn ngữ có khác nhau. Do vậy, giáo viên cần xây dựng những bài tập phù hợp với năng lực, sở thích của từng trẻ, tập trung phát huy những điểm mạnh và thƣờng xuyên luyện tập những điểm còn khiếm khuyết của trẻ để trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

52

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CAN THIỆP NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỈ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO

HIỆU QUẢ TRỊ LIỆU NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỈ 3.1. Vài nét về địa bàn khảo sát

Ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà Nội hiện nay nói riêng, số lƣợng trẻ đƣợc chẩn đoán mắc hội chứng tự kỉ tăng lên nhanh chóng. Đến nay chƣa có số liệu chính thức về tỉ lệ trẻ mắc tự kỉ, song theo nghiên cứu của Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi Trung ƣơng), số lƣợng trẻ đƣợc chẩn đoán mắc tự kỉ tăng 122% - 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so với năm 2000 (dẫn theo Nguyễn Thị Hƣơng Giang [24, 1]). Với điều kiện xã hội phát triển, Hà Nội trở thành một trong các thành phố tiên phong trong việc ứng dụng phƣơng pháp can thiệp trị liệu cho trẻ tự kỉ. Chúng tôi lựa chọn hai trung tâm giáo dục can thiệp cho trẻ tự kỉ là Trung tâm An Phúc Thành và Trung tâm can thiệp sớm thuộc Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng để khảo sát.

Trung tâm An Phúc Thành là trung tâm chuyên can thiệp cho trẻ tự kỉ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động rối nhiễu hành vi và trẻ thiểu năng trí tuệ. Hình thức trợ giúp trẻ gồm trợ giúp tại trung tâm và trợ giúp tại gia đình, đồng thời trung tâm cũng hỗ trợ gia đình, phụ huynh trẻ tự kỉ. Hình thức trợ giúp linh hoạt đáp ứng nhiều nhu cầu của trẻ và gia đình. Sau khi chẩn đoán những khó khăn trẻ gặp phải và mức độ khiếm khuyết, giáo viên xây dựng tiết học cá nhân can thiệp cho trẻ. Giáo viên sử dụng công cụ là hệ thống thẻ tranh để hình thành ngôn ngữ, phát triển tƣ duy, nhận thức, điều chỉnh hành vi của trẻ.

Trung tâm can thiệp sớm, Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Trung ƣơng chuyên can thiệp sớm cho trẻ mắc hội chứng tự kỉ, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ tăng động rối nhiễu hành vi và trẻ gặp khó khăn về học tập. Trung tâm có tổ chức lớp

53

học tiền tiểu học cho trẻ mắc các hội chứng trên nhằm giúp trẻ có thể hòa nhập học tập ở cấp tiểu học. Trẻ đƣợc can thiệp ở hai khung giờ - tiết học cá nhân và tiết học hòa nhập. Công cụ để hình thành ngôn ngữ, nhận thức, tƣ duy, điều chỉnh hành vi cho trẻ tự kỉ là hệ thống thẻ tranh, dụng cụ trực quan.

Ở phần tiếp theo, chúng tôi xin trình bày một số kết quả khảo sát đƣợc về thực trạng can thiệp ngôn ngữ cho trẻ mắc hội chứng tự kỉ tại hai trung tâm trên địa bàn Hà Nội nói trên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ TỰ KỶ (Trang 50 -50 )

×