7. Cấu trúc luận văn
2.2. Quy trình khảo sát đánh giá
2.2.1. Thời gian tiến hành khảo sát đánh giá
Chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng ngôn ngữ của các trẻ đƣợc nghiên cứu trong 4 tháng (từ tháng 1/2013 – 4/2013). Quy trình khảo sát đƣợc chúng tôi thực hiện nhƣ sau:
- Xây dựng bảng đánh giá khả năng ngôn ngữ dành cho trẻ tự kỉ từ 3 - 4 tuổi dựa trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ của trẻ tự kỉ và những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thƣờng. Đồng thời chúng tôi cũng chuẩn bị những giáo cụ
cần thiết để đánh giá nhƣ: thẻ tranh, mô hình các loại, đồ chơi cho trẻ, giấy, bút…
- Chúng tôi tiến hành tìm hiểu thông tin về cơ sở giáo dục và về trẻ định khảo sát đánh giá. Tiếp xúc với cán bộ quản lí của cơ sở giáo dục, chúng tôi thu nhận thông tin ban đầu về trẻ, gia đình trẻ và giáo viên trực tiếp can thiệp cho trẻ.
33
- Trao đổi với giáo viên trực tiếp can thiệp, chúng tôi đƣa ra những yêu cầu cụ thể về nội dung đánh giá, từ đó đƣa ra những bài kiểm tra cụ thể. Giáo viên đánh giá kết hợp cùng chúng tôi trực tiếp đánh giá nhằm mang lại những kết quả khách quan. Những nội dung bài tập có thể thay đổi linh hoạt (thay đổi dụng cụ trực quan, loại thẻ tranh…) song vẫn đảm bảo yêu cầu về nội dung đánh giá.
- Các thông tin về kết quả đánh giá đƣợc xử lí theo phƣơng pháp định tính và định lƣợng. Từ đó, chúng tôi đƣa ra những nhận định về khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ đƣợc khảo sát.
2.2.2. Về công cụ khảo sát đánh giá
Chúng tôi lập 02 bảng đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ tự kỉ từ 3 – 4 tuổi: về khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và khả năng diễn đạt ngôn ngữ. Mỗi bảng hỏi đƣợc chia thành 6 mức độ khác nhau, mức độ khó tăng dần. Trong mỗi mức độ có 5 nội dung yêu cầu trẻ thực hiện (mức độ yêu cầu cũng tăng dần). Cụ thể nhƣ sau:
A – Khả năng tiếp nhận ngôn ngữ
Mức độ 1: Mức độ đơn giản nhất, yêu cầu trẻ nhận diện đƣợc ngƣời thân nhƣ bố mẹ, anh chị, giáo viên hay những đồ vật thân thuộc nhất nhƣ đồ chơi, chỗ ngồi, phòng học hay những hành động thƣờng xuyên lặp lại nhƣ chào, tạm biệt...
Mức độ 2: Yêu cầu trẻ nhận biết đúng các bộ phận trên cơ thể của mình và cơ thể ngƣời đối diện. Các bộ phận yêu cầu nhận biết đƣợc chia từ đơn giản đến phức tạp, ví dụ: mắt, mũi, miệng => khủy tay, đầu gối, gót chân…
Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn, giáo viên / ngƣời đánh giá yêu cầu trẻ phân biệt đƣợc các loại thẻ tranh, mô hình, đồ vật… bằng cách nhặt đúng.
Mức độ 4: Mức độ này yêu cầu trẻ thực hiện các hoạt động nhƣ vỗ tay theo nhịp, đứng lên ngồi xuống, chạy đến vị trí và tìm đồ vật bị lẫn… Những yêu cầu đƣợc nâng dần về mức độ khó.
34
Mức độ 5: Đây là mức độ tƣơng đối khó đối với trẻ, giáo viên / ngƣời đánh giá yêu cầu trẻ phải phân biệt đƣợc tính chất các đồ vật nhƣ màu sắc, kích thƣớc to nhỏ, dài ngắn, hình khối…
Mức độ 6: Đây là mức độ khó nhất, trẻ cần nhận biết đƣợc giới hạn trong không gian bằng cách thực hiện yêu cầu của giáo viên lấy đồ vật tại không gian bất kì hoặc di chuyển đến một vị trí cụ thể nào đó trong phòng.
Bảng B – Khả năng diễn đạt ngôn ngữ
Mức độ 1: Giáo viên / ngƣời đánh giá quan sát trẻ có thể nói đƣợc những từ đơn quen thuộc nhƣ bố, mẹ, ông, bà, cô hay các từ chỉ đồ vật quen thuộc xung quanh trẻ nhƣ quần, áo, dép, ô-tô, ti-vi, …
Mức độ 2: Trẻ có thể gọi đúng đƣợc tên các bộ phận trên cơ thể của mình và ngƣời đối diện nhƣ mặt, mũi, miệng, cổ, bụng, lưng, gót chân…
Mức độ 3: Mức độ này yêu cầu cao hơn, trẻ cần trả lời đƣợc những câu hỏi đơn giản nhƣ Đây là cái gì? Bạn A đang ăn cái gì? Con chó sủa như thế nào? Cái bút này để làm gì? Cái bàn này màu gì?
Mức độ 4: Mức độ yêu cầu khó hơn mức độ trên. Trẻ cần phải trả lời đƣợc những câu hỏi về các loại hoạt động. Giáo viên / ngƣời đánh giá có thể đƣa ra những câu hỏi: Con đang làm gì thế? Con có thích vẽ không? Cô giáo đang làm gì nhỉ? Con vịt bơi như thế nào nhỉ?...
Mức độ 5: Giáo viên / ngƣời đánh giá đƣa ra những câu hỏi khó để trẻ phải suy nghĩ trƣớc khi trả lời, ví dụ: Cái bút ở đâu rồi? Cái mũ này của ai? Bàn tay con có mấy ngón? Cái thước nào dài hơn? Quả nào to hơn…
Mức độ 6: Đây là mức độ khó nhất. Giáo viên / ngƣời đánh giá yêu cầu trẻ nói hoặc kể chuyện về một chủ đề tƣơng đối hoàn chỉnh. Các nội dung đƣợc kiểm tra cũng tăng dần về mức độ khó. Trẻ có thể nói về cảm xúc hiện tại (đói, vui, buồn, lạnh, nóng…), kể tên bài học hôm nay, hát một bài hát ngắn, đọc một bài thơ hoặc kể câu chuyện đã học hoặc kể chuyện có sáng tạo…
35
Trên đây là 02 bảng đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ (khả năng tiếp nhận và khả năng diễn đạt ngôn ngữ). Mỗi bảng hỏi gồm 6 mức độ tăng dần từ dễ tới khó. Trong mỗi mức độ, chúng tôi thiết kế 5 nội dung đánh giá, mức độ yêu cầu cũng tăng dần độ khó.
2.2.3. Cách thức đánh giá
Chúng tôi tiến hành đánh giá trẻ trong 4 lần: Lần 0: trƣớc khi trẻ đƣợc can thiệp trị liệu
Lần 1 – 2 – 3: đánh giá trẻ trong quá trình trị liệu. Sau 45 tiết học, chúng tôi đánh giá trẻ một lần. Sau mỗi lần đánh giá, chúng tôi tổng hợp kết quả đánh giá để nhận xét sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Cách tính điểm đánh giá theo thang điểm 0 – 1 – 2.
Trẻ không thực hiện đƣợc yêu cầu dù đƣợc giáo viên hỗ trợ: 0 điểm
Trẻ thực hiện đƣợc yêu cầu khi đƣợc giáo viên hỗ trợ (tối đa 3 lần):1 điểm Trẻ tự mình thực hiện đƣợc yêu cầu: 2 điểm
Nhƣ vậy, với mỗi mức độ trẻ thực hiện đƣợc tối đa 10 điểm, tối thiểu 0 điểm. Căn cứ vào những kết quả trên chúng tôi sẽ đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ.