Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics ở việt nam giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 37)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động ở Việt Nam

Chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ học vấn, quan trọng hơn là trình độ chuyên môn kỹ thuật, thông qua số lượng và chất lượng của lao động đã qua đào tạo. Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng. Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ

thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10. Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta. Các con số này chỉ ra một hiện tượng “thầy” nhiều hơn “thợ”, nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động trong nền kinh tế giai đoạn công nghiệp hóa hiện nay. Hiện nay cũng có quan điểm cho rằng, để bắt kịp nền kinh tế tri thức cần phải phát triển số lượng cán bộ có trình độ Đại học. Nhưng cần phải thấy rằng, nước ta có cơ sở hạ tầng và dịch vụ còn thấp kém. Vì vậy, dù muốn “đi tắt”, “đón đầu” trong quá trình công nghiệp hóa để tiến tới nền kinh tế tri thức thì trước hết nước ta phải thực hiện tuần tự những bước đi cơ bản, vững chắc, tạo nền tảng ban đầu, từ đó mới có thực lực cho những “bước nhảy” tiếp sau quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trình độ giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp nguồn lao động của Việt Nam còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn: Một mặt, thiếu hẳn đội ngũ lao động có chuyên môn cao; mặt khác, việc đào tạo sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội phát triển trong giai đoạn hiện nay. Điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006 cho thấy cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người không làm đúng nghề mình đã học, trong khi đó nhiều doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp có FDI và nhiều dự án kinh tế quan trọng khác rất thiếu nguồn lực chuyên nghiệp. Việt Nam thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có tay nghề cao trong lĩnh vực logistics. Đặc biệt trong những năm qua nhiều sinh viên, chuyên gia được nhà nước cho đi đào tạo ở nước ngoài, sau khi tốt nghiệp không quay trở về để làm việc. Trong khi đó ờ các doang nghiệp và

công sở nhà nước những lao động dư thừa bởi không có chuyên môn, kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao.

Thêm vào đó, những công nhân qua đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề, về cơ bản, không thoả mãn các nhu cầu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hầu hết các trường đại học đều không có khoa logistics riêng mà chỉ đưa vào với tính chất là một môn học. Do đó, sinh viên sau khi ra trường đều không có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực logistics, dẫn đến các doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian đào tạo lại.

Đến 2006, Việt Nam đã đào tạo ra được trên 1,8 triệu cán bộ đại học, cao đẳng trở lên, trong đó có trên 14 nghìn tiến sỹ và 16 nghìn thạc sỹ. Số lượng cán bộ khoa học công nghệ trên đại học đã tăng từ 23,500 nghìn (2000) lên trên 20 nghìn (2006). Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tính đến 11-2004, cả nước có khoảng 5.479 giáo sư, phó giáo sư được công nhận, trong đó số lượng giáo sư, phó giáo sư đang làm việc là 3.075, chiếm 56,1%. Mối tương quan giữa các loại trình độ ở thời điểm năm 2006 là: 1 tiến sỹ : 1,14 thạc sỹ : 128 đại học, cao đẳng trên cho thấy số lượng tiến sỹ và tiến sỹ khoa học có tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, khoảng 2/3 số người có học vị tiến sĩ trong cả nước không làm khoa học mà đang làm công tác quản lý; số bài báo khoa học được công bố hằng năm chỉ bằng khoảng 1/4 của Thái Lan và bằng 0,00043% của thế giới, mặc dù số người nhận bằng tiến sỹ hằng năm của ta thường nhiều hơn của Thái Lan, có năm cao gần gấp đôi.

Thêm vào đó, có một số khá đông cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, đạt “độ chín” về mặt trí tuệ thì lại ở độ tuổi về hưu, dễ dẫn đến nguy cơ hụt hẫng cán bộ trình độ cao và là sự lãng phí chất xám lớn. Điều này đặt ra vấn đề cấp bách phải tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ trẻ, kế

cận, đồng thời phải có chính sách sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao đã đến tuổi nghỉ hưu, nhằm phát huy được trí tuệ của toàn bộ đội ngũ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ logistics ở việt nam giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 37)