6. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực
Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực, nó phản ánh khả năng tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tính trong cả nước, vào năm 2004 dân số hoạt động kinh tế có tới 32,8% mới tốt nghiệp tiểu học; 19,7% tốt nghiệp trung học phổ thông; tỷ lệ mù chữ là 5,01%; các tỷ lệ tương ứng của nữ là 30,6; 18,1 và 6,2%. Trình độ học vấn của lao động nước ta trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng kể. Nếu như năm 1985, tỷ lệ lao động có học vấn phổ thông trung học là 42,5% thì năm 2003, lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 62,2%. Năm 2005, số lao động có trình độ phổ thông trung học tăng lên đến 69,3%. Tuy nhiên, so với yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, so với trình độ của lao động các nước trong khu vực và quốc tế thì trình độ học vấn của lao động nước ta còn thấp.
Biểu đồ 2.4: Trình độ giáo dục dân số của Việt Nam, năm 2009
Nguồn: Báo cáo của Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội Việt Nam 2009
Theo bảng trên, trình độ giáo dục cấp bậc đại học ở Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm 11,09% trong tổng số lực lượng lao động. Trong khi đó, số lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 56,41% trong tổng số lực lượng lao động. Theo chỉ số phát triển giáo dục, Việt Nam xếp thứ 64/127 trong khi Hàn Quốc xếp thứ 4, Trung Quốc xếp thứ 54, Thái Lan thứ 60…