Thống kê, phân loại chung

Một phần của tài liệu Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa qua ca dao tục ngữ về lao động sản xuất (Trang 30)

7. Bố cục luận văn

2.1.1. Thống kê, phân loại chung

Khảo sát , thống kê 166.098 câu tu ̣c ngƣ̃ trong 2 tập Kho tàng tục ngữ người Việt và 12.478 bài ca dao trong 2 tập Kho tàng ca dao người Việt,

chúng tôi đã thu thập đƣợc 1927 câu tu ̣c ngƣ̃, 276 bài ca dao nói về lao động sản xuất với tần số xuất hiện của tất cả các đơn vị là 2268 lần. Dựa vào nội dung phản ánh của các đơn vị tục ngữ và ca dao, chúng tôi chia thành các chủ đề nhỏ sau:

1. Thờ i tiết 2. Trồng trọt 3. Chăn nuôi 4. Nghề thủ công

5. Làng nghề và sản vật địa phương

6. Nhận thức và đánh giá của con người về lao động sản xuất nói chung

Kết quả cụ thể đƣợc phản ánh qua bảng 2.1, trang 29. Quan sát bảng 2.1, ta thấy:

- Với chủ đề lao động sản xuất, tục ngữ xuất hiện nhiều (1976 lần, chiếm tỉ lệ 87,13%), trong khi đó ca dao xuất hiện ít hơn nhiều (292 lần, chiếm tỉ lệ 12,87%), vì đặc trƣng tục ngữ là đúc rút kinh nghiệm, phản ánh nhận thức, thiên về lí trí, còn ca dao thiên về phản ánh tình cảm.

- Trong 6 chủ đề nhỏ thì "trồng trọt" có tần số xuất hiện nhiều nhất (744 lần, chiếm tỉ lệ 32,81%), còn "nghề thủ công" có tần số xuất hiện ít nhất (128 lần, chiếm tỉ lệ 5,64%). Điều này có thể lí giải do đặc điểm phƣơng thức sản

xuất chính của nƣớc ta xƣa kia là trồng trọt và sau mới phát triển các nghề thủ công nhằm sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống và lao động.

Bảng 2.1: Phân bố tỉ lê ̣ các đơn vi ̣ tục ngữ ca dao về lao động sản xuất theo chủ đề Stt Chủ đề Tục ngữ, ca dao Tục ngữ (TSXH) Ca dao (TSXH) TSXH (lần) Tỉ lệ (%) 1 Thời tiết 379 16,71 362 17 2 Trồng trọt 744 32,81 611 133 3 Chăn nuôi 294 12,96 242 52 4 Nghề thủ công 128 5,64 109 19 5 Làng nghề và sản vật địa phƣơng 456 20,11 394 62 6 Nhận thức, đánh giá của con ngƣời

về lao động sản xuất nói chung

267 11,77 258 9

Tổng số 2268 100 1976 292

2.1.2. Thống kê, phân loại theo từng chủ đề

2.1.2.1. Thờ i tiết

Thời tiết là “trạng thái của khí quyển ở một nơi vào một lúc nào đó” [39, 956]. Nhƣ̃ng tra ̣ng thái đó có thể là mây , mƣa, gió, bão, nóng, lạnh, hạn hán, lũ lụt, sƣơng giá,… và chúng không phải là bất biến mà luôn luôn biến đổi . Sƣ̣ biến đổi của chúng có ảnh hƣởng rất lớn tới các hoạt động trong lao đô ̣ng sản xuất. Đặc biệt là k hi khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t chƣa phát triển thì qúa trình lao đô ̣ng sản xuất , nhất là trong sản xuất nông nghiệp chịu sự t ác động , ảnh hƣởng không nhỏ của thời tiết. Do đó, con ngƣời luôn phải quan sát , theo dõi các hiện tƣợng của thời tiết , tƣ̀ đó rút ra nhƣ̃ng bài học kinh nghiệm để có thể ứng phó phù hợp với chúng, sao cho đa ̣t hiê ̣u quả tốt nhất trong lao đô ̣ng.

Để nhâ ̣n biết đƣợc tình hình thời tiết , con ngƣời đã dƣ̣a trên nhƣ̃ng biểu hiê ̣n, nhƣ̃ng biến đổi ở xung quanh , nhƣ nhƣ̃ng biểu hiê ̣n của các hiện tƣợng, vật thể tự nhiên nhƣ trời, trăng, sao, gió, mây, mƣa, nắng, mống, cầu vồng, nƣớc, đất, biển, sông, giếng, núi..., hay nhƣ̃ng biến đổi của cây cối, của các con vâ ̣t, của đồ vâ ̣t, biến đổi theo thời gian , …. Nhƣ̃ng biểu hiê ̣n đó vô cùng đa da ̣ng, phong phú và chúng tôi xếp thành 6 nhóm sau:

Nhóm 1: Hiện tượng, vật thể tự nhiên Nhóm 2: Thời gian

Nhóm 3: Động vật

Nhóm 4: Thực vật

Nhóm 5: Đồ vật

Nhóm 6: Hoạt động của con người

Các đơn vi ̣ ca dao , tục ngữ nói về thờ i tiết đƣợc phân loa ̣i và sắp xếp theo 6 nhóm trên, vớ i tần số xuất hiê ̣n và tỉ lê ̣ nhƣ sau:

Bảng 2.2: Phân bố tỉ lê ̣ các đơn vi ̣ tục ngữ ca dao trong chủ đề thời tiết

Stt Nhóm Tục ngữ, ca dao Tục ngữ (TSXH) Ca dao (TSXH) TSXH (lần) Tỉ lệ (%) 1 Hiện tƣợng, vật thể tự nhiên 195 51,45 190 5 2 Thời gian 103 27,18 94 9 3 Động vật 55 14,51 52 3 4 Thực vật 17 4,48 17 0 5 Đồ vật 2 0,53 2 0

6 Hoạt động của con ngƣời 7 1,85 7 0

1) Nhóm 1: Hiện tượng, vật thể tự nhiên

Hệ thống các hiện tƣợng, vật thể tự nhiên có thể phân thành hai loại: - Các hiện tƣợng thiên nhiên vũ trụ: mƣa, gió, trăng, cầu vồng, mặt trời, sƣơng, sấm, ráng,...

- Các vật thể tự nhiên, môi trƣờng địa lí: đất, ao, sông, núi, giếng, biển,... Dựa trên sự quan sát biểu hiện của các hiện tƣợng, vật thể tự nhiên ngƣời Việt xƣa đã rút ra những kinh nghiệm về thời tiết quý báu. Ví dụ:

a) Các hiện tƣợng thiên nhiên vũ trụ:

- Chớp đằng đông, mua dây mà tát. [26, 583]

- Cơn đằng bắc lắc rắc vài hột. [26, 809]

- Thâm đông, trống bắc, hễ nực thì mưa. [26, 2503] - Đêm trời lạnh, trăng sao không tỏ

Đó là điềm mưa gió tới nơi Đêm nào sao sáng xanh trời Ấy là nắng ráo, yên vui suốt ngày Những ai chăm việc cấy cày

Điềm trời trông đó, liệu xoay việc mình. [29, 886] - v.v...

b) Các vật thể tự nhiên, môi trƣờng địa lí: - Đá đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng. [26, 935]

- Nước giếng lạnh thì nắng, nước giếng nóng thì mưa. [26, 2143]

- Động bể đông, bắc nồi rang thóc; động bể bắc, đổ thóc ra phơi. [26, 1108]

- Ao tù vẩn đục và hôi, bọt nổi lên nước thì trời sắp mưa. [26, 63] - v.v...

Nƣớc ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vì vậy, những kinh nghiệm về thời tiết đƣợc cha ông ta đúc rút dựa trên sự quan sát những biến đổi có tính quy luật của thời tiết theo thời gian cụ thể nhƣ mùa, tháng, ngày, giờ; thậm chí có khi còn dựa vào mốc thời gian diễn ra các sự kiện, lễ hội...:

- Giêng hai là gió chia vui

Đông rồi lại bức, bức thôi lại nồm. [29, 1139]

- Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi. [26, 1255] - Sáng mưa, trưa tạnh. [26, 2359]

- Mồng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào. [26, 1799]

- Mùa đông mưa dầm gió bấc, mùa hè mưa to gió lớn, mùa thu sương sa nắng gắt. [26, 1872]

- Mưa tháng bảy gãy cành trám. [26, 1905] - Nắng ông Từa, mưa ông Dóng.

(Ở Hà Nội, Ông Từa là đức Từ Đạo Hạnh, đƣợc thờ ở chùa Láng, phƣờng Láng Thƣợng, quận Đống Đa. Hội Láng mở vào ngày bảy tháng ba âm lịch, thƣờng là trời nắng. Ông Dóng là Thánh Dóng, đƣợc thờ ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ngày hội Phù Đổng mở vào mồng chín tháng tƣ âm lịch, thƣờng là trời mƣa.) [26, 1945]

- v.v...

3) Nhóm 3: Động vật

Dựa vào hoạt động của một số loài động vật để đƣa ra dự báo về thời tiết:

- Kiến đen tha trứng lên nhà

Chẳng mai thì mốt, ắt là trời mưa. [29, 1326] - Ác lắm thì ráo, sáo lắm thì mưa. [26, 36]

- Cu cu tắm thì ráo, trảo trảo tắm thì mưa. [26, 812] -Ốc nhồi nổi rìa ao, có mưa rào lại tạnh. [26, 2191]

4) Nhóm 4: Thực vật

Dựa vào đặc điểm sinh học của thực vật, ngƣời ta có thể nhận biết đƣợc thời tiết cũng nhƣ sự biến đổi thời tiết theo từng mùa trong năm.

- Lá tre trồi lộc, mùa rét xộc đến. [26, 1505]

- Mùa hè đang nắng, cỏ gà mọc trắng thì mưa. [26, 1874] - Xoan chân chó bà già bó chăn. [26, 2938]

- v.v...

5) Nhóm 5: Đồ vật khi thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi. - Chĩnh đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng. [26, 524]

-Vò đựng muối ướt thì sắp có mưa, vò đựng muối khô thì trời còn nắng.

[26, 2876]

6) Nhóm 6: Hoạt động của con người.

Phản ánh hiện tƣợng thời tiết dựa trên sự liên tƣởng đến hoạt động của con ngƣời:

- Mưa như cầm đôộc mà đổ. [26, 1904] - Mưa như vắt chanh.[26, 1904]

- Nắng như nung. [26,1944] - v.v...

2.1.2.2. Trồng trọt

Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, trong đó trồng tro ̣t là phƣơng thƣ́c sản xuất chính. Vì vậy đây cũng là chủ đề có số lƣợng các đơn vị ca dao, tục ngƣ̃ xuất hiê ̣n nhiều nhất (có 744 đơn vi ̣ ca dao tục ngữ, trong đó có 611 câu tục ngữ, 133 bài ca dao). Dựa vào nội dung phản ánh của các đơn vị ca dao, tục ngữ, chúng tôi đã phân loại và xếp thành 3 nhóm trồng lúa, trồng màu và các cây khác, trồng trọt nói chung với tần số xuất hiện nhƣ bảng sau:

Bảng 2.3: Phân bố tỉ lê ̣ các đơn vi ̣ tục ngữ ca dao trong chủ đề trồng trọt Stt Nhóm Tục ngữ, ca dao Tục ngữ (TSXH) Ca dao (TSXH) TSXH (lần) Tỉ lệ (%) 1 Trồng lúa 396 50,38 323 73 2 Trồng màu và các cây khác 189 24,05 154 35 3 Trồng trọt nói chung 201 25,57 160 41 Tổng: 786 100 637 149 1) Nhóm 1: Trồng lúa

Với đặc điểm tự nhiên và khí hậu của Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng cây lúa nƣớc, vì vậy đây là nhóm có số lƣợng đơn vị tục ngữ ca dao xuất hiện nhiều nhất (chiếm 50,38%). Quá trình trồng lúa, cha ông ta đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, từ khâu làm đất, chọn giống, gieo mạ, đến các kĩ thuật cày cấy, chăm bón, làm cỏ, gặt hái,...:

-Đất trồng lên, nền vạc phẳng, ải trắng băng, cấy sáng giăng, không phải thằng nào đấm. [26, 991-992]

(Đây là kỹ thuật làm đất, để làm ải, trƣớc tiên phải phơi cho đất khô trắng, sau đó xếp vữa cày thành từng luống dài song song nhau theo hƣớng mặt trời mọc để nắng soi vào cho đều thì đất mới chóng khô. Sau khi xếp ải xong thì dẫy phần nền giữa các luống ải cho phẳng, gặp đƣợc thời tiết thuận lợi, ải trắng đẹp. Khi tháo nƣớc đổ ải rồi bừa tơi, thì dù cấy sáng trăng, ngƣời nông dân cũng vui, quên cả mệt nhọc).

- Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. [26, 1439]

(Trồng khoai trên đất mới, ruộng mới thì cho nhiều củ, còn gieo mạ phải luôn luôn gieo ở một thửa ruộng nhất định (ruộng quen))

(Kinh nghiệm xới cỏ cho lúa đƣợc ba lần thì lúa cứng cây. Tháo nƣớc để ải vài ba ngày cho đất bở rồi mới bừa thì đất dễ tơi xốp).

- Mạ chiêm ba tháng chưa già, mạ mùa tháng rưỡi ắt là chẳng non. [26, 1686-1687]

Thời gian từ khi gieo mạ đến khi đƣợc cấy tùy theo từng loại giống. - Chiêm khô mo, mùa co chân diều.

(Khô mo: khô vỏ ngoài của hạt thóc; co chân diều: bông lúa chín khô cong, quặp vào nhƣ chân diều hâu. Lúa chiêm bắt đầu chín là phải gặt về ngay; lúa mùa thì cứ để chín kĩ cho già hạt.) [26, 501]

- v.v...

2) Nhóm 2: Trồng màu và các cây khác

Ngoài cây lúa, loại cây lƣơng thực chính đƣợc nói đến nhiều trong ca dao tục ngữ, thì cây hoa màu và các loại cây khác cũng đƣợc nhắc tới nhƣng với tỉ lệ ít hơn (chiếm 24,05%). Quá trình trồng màu và các loại câ y khác, ngƣời nông dân cũng đúc rút đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm trong từng hoạt động, từng công việc cụ thể nhƣ chọn giống, chăm sóc, làm đất, làm cỏ, thu hoạch,... :

-Bao giờ đến tháng giêng hai

Trồng bông, trồng đậu, trồng khoai kịp thì. [29, 246] - Đất vách trồng chuối, đất núi trồng chè. [26, 1000] - Môn đất chai, khoai đất thục. [26, 1797]

- Tháng chín thì quýt đỏ trôn, tháng hai ngái mọc cái con tìm về. [26, 2477] - Gió heo may mía bay lên ngọn. [26, 1287]

(Khi có gió heo may thì mía ngọt đậm, có thể thu hoạch đƣợc).

- Rau muống tháng chín, nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn. [26, 2312]

- Bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng. [26, 214] (Khi đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống là khoảng cuối xuân đầu hè, đó là thời gian thích hợp nhất để gieo vừng).

3) Nhóm 3: Trồng trọt nói chung

Ngoài các đơn vị tục ngữ, ca dao nói đến các cây trồng cụ thể nhƣ trên (trồng lúa, trồng các cây hoa màu, cây ăn quả, rau,...) chúng ta còn thấy các đơn vị tục ngữ, ca dao nói đến công việc trồng trọt chung chung với tần số xuất hiện của các đơn vị này cũng tƣơng đối nhiều (25,57%).

- Hòn đất nỏ bằng giỏ phân. [26, 1368-1369]

- Nhờ trời mưa gió thuận hòa, nào cày, nào cấy, trẻ già đua nhau. [26, 2090] - Tha cày, cuốc góc; nghỉ nhọc chăn trâu. [26, 2457]

- v.v...

2.1.2.3. Chăn nuôi

Bên ca ̣nh trồng tro ̣t là phƣơng thức sản xuất chính của ngƣời nông dân Viê ̣t Nam thì chăn nuôi , tuy không phát triển bằng , nhƣng cũng không kém phần quan tro ̣ng . Qua phân tích tƣ liê ̣u , chúng tôi thấy các hình thức chăn nuôi chính có thể chia ra thành cá c nhóm: chăn nuôi gia súc , gia cầm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vâ ̣t nuôi trong nhà với tần số xuất hiê ̣n và tỉ lê ̣ của các đơn vị ca dao tục ngữ đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Phân bố tỉ lê ̣ các đơn vi ̣ tục ngữ ca dao trong chủ đề chăn nuôi

Stt Nhóm Tục ngữ, ca dao Tục ngữ (TSXH) Ca dao (TSXH) TSXH (lần) Tỉ lệ (%) 1 Gia súc 125 38,82 118 7 2 Gia cầm 51 15,84 46 5 3 Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản 120 37,27 80 40 4 Vật nuôi trong nhà 26 8,07 24 2 Tổng: 322 100 268 54

1) Nhóm 1: Gia súc

Đối với ngƣời nông dân thì các con gia súc nhƣ trâu, bò, lợn,… có vai trò rất lớn, bởi vì chúng đƣợc nuôi không chỉ với mu ̣c đích để lấy thi ̣t mà chủ yếu là để giúp cho ngƣời nông dân tr ong công viê ̣c đồng áng , làm ruộng. Vì vâ ̣y, trong chăn nuôi thì nuôi gia súc đƣợc nói tới nhiều nhất (125 đơn vi ̣, chiếm 38,82%).

- Tai lá mít, đít lồng bàn. [26, 2429]

(Nói về cách chọn lợn để nuôi. Những con lợn có đặc điểm này là giống tốt, nuôi chóng lớn).

- Cơn lợn mắt trắng thời nuôi

Những người mắt trắng đánh hoài đuổi đi. [29, 663] - Bán lợn tóm giò, bán bò tóm mũi. [26, 235]

- Sừng cánh ná, dạ hình vôi, mắt ốc nhồi, ăn ra lôi, cày ra thép. [26, 2424] - Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt. [26, 1094]

(Nói về kinh nghiệm chọn trâu, bò, lợn). - v.v...

2) Nhóm 2: Gia cầm

So với chăn nuôi gia súc, thì chăn nuôi gia cầm (nhƣ gà, vịt, chim,…) có tần số xuất hiê ̣n ít hơn hẳn (51 đơn vi ̣, chiếm tỉ lệ 15,84%).

- Hồ rộng nuôi vi ̣t, vườn khơi nuôi gà Quanh năm khách khứa trong nhà Ao vườn sẵn đó lọ là tìm đâu. [29, 188] - Thưa con lớn trứng. [26, 2607]

- Vịt tha, gà nhốt. [26, 2875]

- Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua; gà trắng chân chì mua chi giống ấy. [26, 1168]

3) Nhóm 3: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cũng chiếm vi ̣ trí rất lớn , chỉ đứng thứ hai, sau chăn nuôi gia sú c (chiếm 37,27%).

- Cá mè ao chua. [26, 342]

- Hai ba dông ra nồm vào, rủ nhau đánh cá chà cá nhám. [26, 1311] - Này anh em ơi! Hò lên cho nhịp

Để chèo thuyền lướt sóng ra khơi Nay mừng thời vận lên rồi

Bắc Nam hòa thuận, ta thời vui ca Cảnh Dương, Cửa Cẩm lạch nhà

Ghe thuyền buôn bán xinh đà quá xinh. [29, 1604] 4) Nhóm 4: Vật nuôi trong nhà

Bên ca ̣nh viê ̣c chăn nuôi gia súc , gia cầm hay nuôi và đánh bắt thủy sản thì các con vật nuôi trong nhà nhƣ chó, mèo,… cũng đƣợc nhắc tới, nhƣng với tần số rất ít (chiếm 8.07%).

- Chó khôn tứ túc huyền đề Tai thì hơi cụp, đuôi thì hơi cong Giống nào mõm nhọn đít vồng

Ăn càn cắn bậy ấy không ra gì. [29, 544] - Chó treo, mèo đậy. [26, 546]

- Chân ngay bắt cò, chân co bắt chuột.

(Cách chọn giống mèo : cầm gáy mèo xách lên , con chân co thì hay bắt chuô ̣t, con chân duỗi thì bắt chim, cò.) [26, 466]

2.1.2.4. Nghề thủ công

So với trồng tro ̣t và chăn nuôi thì nghề thủ công gần nhƣ không đƣợc chú ý nhiều (chỉ chiếm 5,64% trong tổng số các đơn vị ca dao tục ngữ về lao động sản xuất nói chung). Các ngành nghề thủ công ở nƣớc ta rất đa dạng ,

nhƣng đă ̣c biê ̣t phải kể đến là nghề trồng dâu , nuôi tằm, dê ̣t vải, là một nghề

Một phần của tài liệu Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa qua ca dao tục ngữ về lao động sản xuất (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)