Địa danh

Một phần của tài liệu Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa qua ca dao tục ngữ về lao động sản xuất (Trang 53)

7. Bố cục luận văn

2.2.4. Địa danh

Địa danh, hiểu một cách đơn giản, đó là tên riêng chỉ địa điểm. Đó là tên của các đơn vị hành chính (làng, xã, tổng, huyện,...), tên những địa điểm thuộc đối tƣợng tự nhiên (sông, núi, biển, bãi, hòn, hang, động,..), là tên của các địa điểm do con ngƣời tạo ra để phục vụ cho đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất (đƣờng, cầu, bãi, bến, chợ, quán, ...) hay phục vụ đời sống văn hóa, tín ngƣỡng (đền, chùa, miếu, đình,...).

Ca dao tục ngữ về lao động sản xuất xuất hiện nhiều địa danh. Dựa vào nội dung các đơn vị tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều nhất là tên các địa điểm, vùng miền gắn với nghề nghiệp hay sản phẩm của địa phƣơng. Đó là tên các địa phƣơng có làng nghề truyền thống hay, có đặc sản nổi tiếng, có thợ giỏi, có thổ nhƣỡng và khí hậu thuận lợi để nuôi trồng và sản sinh ra các loại giống trong chăn nuôi, trong trồng trọt tốt,...

(trong tục ngữ ca dao về lao động sản xuất có 62 bài và 394 câu có chứa địa danh gắn liền với làng nghề và các sản phẩm lao động với tổng số 684 địa danh). Có thể kể một số địa danh nhƣ sau:

+) Trong ca dao: (địa danh hành chính) Đồng Tỉnh, Huê Cầu, làng Đông, kẻ Cót, làng Nghè, An Phú, làng Vòng, làng Láng, phố Nhổn, phố Lai, Đan Nê, Quảng Hán, Lựu Khê, Quán Lào, Nhượng Bạn, Tuy Phước, Kinh kì, kẻ Láng, Hà Nội, ... ; (chợ) Thanh Lâm, Hạ, Quăng, Bản, Hàm, Bưởi, Nông Cống, Vạn,... (biển) Trào, Vích...; (chùa) Thiên Niên, Bà Sách,... (cầu) Mật Sơn,...; (sông) Thương, Mực, Hồng,...; (núi) Nưa,...

- Bánh đúc làng Go

Chè xanh làng Núi

Tằm tơ làng Hồng

Làng Vạc trồng bông buôn bông

Làng Khoai cấy lúa, Chè Đông đúc nồi. [29, 237] - Ai về Hà Tĩnh thì về

Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn. [29, 90]

- Đồng Cống đan rọ, đan sàng

Đang Lại dệt vải, chợ Hàm nhuộm thâm

Trung Lãng thì tráng bánh đa

Ngân Cầu bánh bỏng, Hưng La bánh bèo. [29, 973] - v.v...

+) Trong tục ngữ: (địa danh hành chính) Huế, Thanh, An Lãng, Ngân Cầu, Hương La, làng Giống, Quán Gánh, làng Điền, làng Diễn, Cam Gía, kẻ So, phố Mía, huyện Hạc, ...; (chợ) Ghép, Chay, Bôn, Go, Bản, Sàng, Sáo, Hàm, ...; (cầu) Da, (quán) Tiên, Dạo, ...(sông) Đơ, Đà, Hồng, (đầm) Chan, Chữ, Meo, Phú, Sét, Đại, Vạc, ...

- Pháo Bình Đà, lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã. [26, 2228]

- Ăn cơm làng Giống, cá bống cầu Da, con gái Chua, Va, lấy chồng Tàu,

Đọ. [26, 95]

- Cá rô đồng Cháy, cá gáy đồng Chờ. [26, 346] - v.v...

Nhƣ vậy, địa danh trong ca dao, tục ngữ về lao động sản xuất xuất hiện rất nhiều và phong phú, gồm có tên các địa điểm thuộc đối tƣợng tự nhiên, tên các đơn vị hành chính, tên các công trình xây dựng,... trong đó tên các đơn vị hành chính xuất hiện nhiều nhất. Về nội dung, đa số địa danh xuất hiện trong ca dao, tục ngữ về lao động sản xuất chủ yếu là tên các địa điểm gắn với các làng nghề và các sản phẩm của lao động nổi tiếng. Đây cũng là đặc trƣng nổi bật của các tên riêng có trong chủ đề này.

2.3. Tiểu kết

Trong chƣơng này chúng tôi đã thống kê, phân loại các đơn vị tục ngữ ca dao nói về lao động sản xuất trong kho tàng tục ngữ, ca dao ngƣời Việt.

Trên cơ sở kết quả thống kê, phân loại, luận văn đã tiến hành miêu tả cụ thể các câu tục ngữ, các bài ca dao nói về các chủ đề khác nhau trong hoạt động lao động sản xuất của ngƣời Việt (thời tiết, trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, làng nghề và các sản vật địa phƣơng, nhận thức và đánh giá của con ngƣời về lao động sản xuất nói chung).

Cũng trong chƣơng này, chúng tôi tìm hiểu, phân tích đặc điểm sử dụng các từ địa phƣơng, từ Hán Việt, từ nghề nghiệp, các từ chỉ địa danh đƣợc sử dụng trong tục ngữ, ca dao về lao động sản xuất.

CHƢƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA THỂ HIỆN TRONG TỤC NGỮ CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

3.1. Đặc trƣng văn hóa nông nghiệp thể hiện trong tục ngữ ca dao về lao động sản xuất

Việt Nam là một nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á, với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu tiêu biểu của vùng khí hâ ̣u nhiê ̣t đới gió mùa - nóng ẩm, mƣa nhiều, có hai mùa rõ rệt, mạng lƣới sông ngòi dày đặc và những vùng đồng bằng màu mỡ, rộng lớn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa nƣớc. "Điều kiện nóng ẩm, mƣa nhiều và có gió mùa là hằng số tự nhiên của văn hóa Đông Nam Á, và chính nó đã góp phần tạo nên đặc trƣng của văn hóa Đông Nam Á - nền văn minh thực vật hay nền văn minh lúa nƣớc." [7, 17]. Vì vậy, văn hóa nông nghiệp lúa nƣớc chính là một đặc trƣng văn hóa nổi trội của văn hóa Việt Nam.

3.1.1. Đặc trưng văn hóa nông nghiệp thể hiện qua kinh nghiệm về thời tiết

Trƣớc đây, khi khoa học kỹ thuật chƣa phát triển thì cƣ dân nông nghiệp sống và lao động phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên. Do đó, con ngƣời luôn phải quan sát thiên nhiên, rút ra những bài học kinh nghiệm để có đƣợc những ứng xử phù hợp với thiên nhiên (tận dụng những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế do thiên nhiên gây ra). Điều này thể hiện rõ nét qua tần số xuất hiện của các đơn vị tục ngữ ca dao về lao động sản xuất với chủ đề thời tiết (đứng thứ hai sau chủ đề về trồng trọt). Kết quả khảo sát cho thấy, tục ngữ ca dao về lao động sản xuất xuất hiện 2268 lần thì tục ngữ ca dao nói về thời tiết xuất hiện 379 lần (chiếm 16,71%).

Hoạt động lao động sản xuất nông nghiệp ở nƣớc ta vốn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Con ngƣời luôn có ý thức tôn trọng thiên nhiên và luôn muốn sống hòa hợp với thiên nhiên, với trời, coi trời là chỗ dƣ̣a , thậm chí còn có tƣ tƣởng sùng bái trời nhƣ một đấng tối cao:

- Lạy trời mưa thuận gió hòa

Để cho chiêm tốt, mùa tươi em mừng Ngô khoai chẳng được thì đừng

Có nếp có tẻ trông chừng có ăn. [29, 1369]

- Ơn trời mưa nắng phải thì

Nơi thì bừa cạn nơi thì cày sâu... [29, 1881]

Nghề nông phụ thuộc vào nhiều hiện tƣợng thiên nhiên cùng một lúc (trờ i, đất, mây, gió,…). Muốn nắm bắt đƣợc tình hình thời tiết, phục vụ cho công việc nhà nông, ngƣời nông dân không chỉ quan sát một , hai hiện tƣợng riêng lẻ, họ luôn có ý thƣ́c quan sát mọi hiện tƣợng ở xung quanh:

- …Trông trời, trông đất, trông mây

Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm

Trời êm bể lặng mới êm tấm lòng. [29, 1709]

Tất cả các hiện tƣợng về thiên nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm, chớp, nắng, gió, bão, lụt, hạn hán,... đều đƣợc ngƣời dân nhìn nhận và đúc kết thành một kho kinh nghiệm quý báu. Các hiện tƣợng này không chỉ đƣợc con ngƣời quan sát từ những biểu hiện trong thiên nhiên vũ trụ (nhƣ mây, mƣa, sấm, chớp, cầu vồng, sƣơng muối, trăng, sao,...) mà quan sát cả các hiện tƣợng, vật thể tự nhiên trong môi trƣờng địa lý (nhƣ núi, sông, biển, nƣớc giếng, ao,...):

- Thâm đông, hồng tây, rực may Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi. [29, 2120]

- Cơn mưa đằng ngược chẳng có nước rửa chân. [26, 811] - Mấy đời sấm trước có mưa. [26, 1743]

- Nắng lò gang cả làng chết rét. [26, 1944]

- Sương muối là là mặt đất, ai có thóc đem phơi. [26, 2425] - Ao tù vẩn đục và hôi, bọt nổi lên nước thì trời sắp mưa. [26, 67] - Nước giếng lạnh thì nắng, nước giếng nóng thì mưa. [26, 2169]

- Động bể đông bắc nồi rang thóc, động bể bắc đổ thóc ra phơi . [26, 1108] - v.v...

Ngoài những biểu hiện của các vật thể tự nhiên trong vũ trụ và trong môi trƣờng địa lý, con ngƣời còn quan sát đến cả những hiện tƣợng gần gũi ở xung quanh nhƣ cây cỏ, con vật, đồ vật để rút ra những kinh nghiệm thời tiết, nhằm phục vụ tốt cho lao động sản xuất.

+) Đối với thực vật:

- Cỏ gà lang, làng được nước. [26, 634] - Được mùa nhãn hạn nước lên. [26, 1143]

- Rễ si thấy trắng, đương nắng cũng mưa. [26, 2325] - Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa. [26, 2783] - v.v...

+) Đối với động vật:

- Kiến đen tha trứng lên nhà

Chẳng mai thì mốt, ắt là trời mưa. [29, 1326] - Ác lắm thì ráo, sáo lắm thì mưa. [26, 36]

- Chim bay về núi trời dợ, chim bay về chợ trời mưa. [26, 510] - Chuồn chuồn liệng thì nắng, chim yến liệng thì mưa. [26, 599] - Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa. [26, 703]

- Tí đậu thì may, tí bay thì nồm. [26, 2623]

- v.v...

+) Đối với đồ vật:

- Chĩnh đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng. [26, 524]

- Vò đựng muối ướt thì sắp có mưa, vò đựng muối khô thì trời còn nắng.

[26, 2876]

+) Có khi các biểu hiện của thời tiết còn đƣợc đúc kết dựa trên những khái niệm có tính trừu tƣợng của thời gian nhƣ ngày, tháng, năm, mùa,...:

- Giêng hai là gió chia vui

Đông rồi lại bức, bức thôi là nồm. [29, 1139]

- Đầu năm sương muối, cuối năm gió bấc. [26, 1010]

- Hai mốt hai hai nước cạn đứng bóng. [26, 1313] - Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi. [26, 1901]

- Dù ai đi lộng về khơi, ngày năm tháng chín bão tới nơi phải về. [26, 910] - v.v...

Nhƣ vậy, bằng việc quan sát biểu hiện của các hiện tƣợng tự nhiên đến các sự vật, hiện tƣợng xung quanh, con ngƣời đã đúc rút đƣợc những bài học kinh nghiệm quý giá về thời tiết, nhằm giúp ích cho đời sống và cho công việc lao động sản xuất.

3.1.2. Đặc trưng văn hóa nông nghiệp thể hiện qua kinh nghiệm về trồng trọt

Ngƣời dân xƣa sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, trong đó lúa nƣớc đƣợc coi là cây trồng chủ đa ̣o. Điều này đƣợc thể hiện trong ca dao tu ̣c ngƣ̃ về lao đô ̣ng sản xuất , đó là trong số các đơn vị ca dao tục ngữ về lao động sản xuất thì tần số xuất hiê ̣n của chúng trong chủ đề trồng trọt là nhiều nhất (744 lần, chiếm 32,82%).

Tƣ̀ nhƣ̃ng kinh nghiê ̣m về thời tiết , ngƣời nông dân đã biết tâ ̣n du ̣ng thiên nhiên để gieo cấy cho hợp thời vu ̣, sao cho gieo trồng đa ̣t năng suất cao:

- Tháng chạp là tháng trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư làm mạ mưa sa đầy đồng… [29, 2099]

- Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ, tua rua bằng mặt, cất bát cơm chăm.

[26, 1083]

- Đói thì ăn ráy ăn khoai, chớ thấy lúa giỗ tháng hai mà mừng. [26, 1080]

- v.v...

Và họ cũng dựa vào thiên nhiên để đoán định mùa vụ: -Muốn ăn lúa chiêm xem trăng rằm tháng tám. [26, 885] - Muốn ăn lúa dé, xem trăng rằm tháng giêng. [26, 885]

- Muốn ăn lúa tháng mười, trông trăng mồng tám tháng tư. [26, 885] - Tỏ trăng mười bốn được tằm

Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm. [29, 2288] - Trời mưa dông được đồng lúa trổ. [26, 787]

- Trăng sáng được ruộng su, trăng lu được ruộng cạn. [26, 716] - Trăng tròn thiên hạ lệch, trăng chếch thiên hạ bình. [26, 716]

(Khi mặt trăng tròn và trong thì sau đó trời thƣờng hạn hán, ít mƣa, ruộng xấu, mất mùa, dân sẽ đói, thiên hạ lệch. Nếu mặt trăng chếch nghĩa là trăng méo thì trời sẽ có mƣa nhiều, ruộng đủ nƣớc, lúa tốt, dân chúng sẽ no đủ, thiên hạ bình yên.)

- v.v....

Công viê ̣c đồng áng không chỉ phu ̣ thuô ̣c vào yếu tố tƣ̣ nhiên , thời tiết, mà nó còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác nữa nhƣ đất đai, giống, kỹ thuâ ̣t cày cấy, chăm bón, làm cỏ, gieo trồng, gă ̣t hái,…. Đặc biệt là trong quá

trình trồng cây lúa nƣớc , là cây trồng đặc trƣng ở Việt Nam , thì việc đòi hỏi các kỹ thuật trong các khâu chăm bón càng phải kỹ lƣỡng.

a) Làm đất, cày bừa:

Ngƣời nông dân Viê ̣t Nam luôn nhâ ̣n thƣ́c, đánh giá đƣợc vai trò của đất trong trồng tro ̣t có ý nghĩa vô cùng quan trọng “Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang , bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” [26, 49], vì vậy họ rất coi trọng việc làm đất, chăm sóc, cải tạo đất:

- Cày ải hơn rải phân. [26, 385]

- Cày gãi bừa chùi lúa thui bông lép, cày sâu bừa kép lúa đẹp bông sây.

[26, 386]

Họ cũng đã rút ra đƣợc những kinh nghiê ̣m trong khâu làm đất, cày bừa: - Ải bở chồng con ở, ải sượng chồng con đi. [26, 52]

(Cầy cho đất tơi (ải bở) thì trồng lúa mớ i tốt, nếu đất chƣa khô kĩ , vẫn còn nƣớc (ải sƣợng) thì lúa xấu).

- Ải thâm không bằng dầm ngấu. [26, 52]

(Làm đất chƣa khô kĩ đã có nƣớc (ải thâm) sẽ không tốt bằng để đất cày ngâm nƣớc tƣ̀ đầu (dầm ngấu)).

- Cày chạm vó, bừa mó kheo. [26, 386]

- Đất trồng lên , nền vạc phẳng , ải trắng băng , cấy sáng giăng , không phải thằng nào đấm. [26, 991-992]

(Đây là kinh nghiệm làm đất trồng lúa của ngƣời nông dân. Muốn làm ải thì điều đầu tiên phải phơi cho đất khô trắng . Muốn đất chóng khô , ngƣời ta xếp vƣ̃a cày thành tƣ̀ng luống dài song song nhau theo hƣớng mă ̣t trời mo ̣c để nắng soi vào cho đều . Sau khi xếp ải rồi thì dẫy phần nền giƣ̃a các luống ả i cho phẳng. Gă ̣p thời tiết thuâ ̣n lợi , ải trắng đẹp . Khi tháo nƣớc đổ ải rồi bƣ̀a tơi, thì dù cấy sáng trăng, ngƣời nông dân cũng vui, quên cả mê ̣t nho ̣c.)

Tùy từng loại giống, loại cây trồng mà ngƣời nông dân có kỹ thuật làm đất, cày bừa cho phù hợp:

- Chiêm thối cỏ, mùa nỏ đất. [26, 503]

(Đất cấy lúa chiêm phải có nƣớc ngâm cho thối cỏ , đất cấy lúa mù a phải phơi khô)

- Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. [26, 1439] - Khoai bén tay, sắn bay bụi. [26, 1436]

(Đất để trồng khoai phải dính, đất trồng sắn thì không cần)

- Đất đen, đất nạc, cát pha, ta trồng sắn, chuối thì ra củ nhiều. [26, 994] - v.v…...

b) Chọn giống, gieo mạ:

Ngoài đất tốt thì để có cây trồng tốt, có lúa tốt, giống cũng rất quan tro ̣ng bởi "Làm hay không bằng thay giống" [26, 1519]; "Tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa" [26, 2664], "Mạ già ruộng ngấu cấy đâu được đấy" [26,1687]. Do đó các kỹ thuật về chọn giống mạ, gieo mạ, chăm sóc đƣợc ngƣời nông dân thực hiện kỹ càng, cẩn thận:

-Chiêm cút mùa di, sống để dạ chết mang đi. [26, 499]

- Mạ úa cấy lúa chóng xanh. [26, 1689]

- Mạ mùa sướng cao, mạ chiêm ao thấp. [26, 1688]

(Thời gian gieo mạ mùa vào tháng mƣa nhiều nên phải gieo ở ruộng cao, đất khô để mạ không bị ngập nƣớc; thời gian gieo mạ chiêm vào lúc hanh khô nên gieo ở những chân ruộng thấp trũng để có nƣớc dƣỡng mạ)

- v.v...

c) Cấy lúa:

Có đƣợc các kỹ thuật về làm đất, chọn giống, gieo mạ rồi thì việc cấy lúa cũng đòi hỏi phải có tri thức nhất định. Từ lao động thực tiễn, cha ông ta đã rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm về cày cấy, từ tuổi mạ để cấy sao cho phù hợp

"Mạ chiêm ba tháng chưa già, mạ mùa tháng rưỡi ắt là chẳng non." [26, 1686-1687] và kỹ thuật cấy cũng phải tùy vào từng loại mạ:

- Cấy lúa ruộng lạ, gieo mạ ruộng quen. [26, 416]

- Mạ chiêm đào sâu chôn chặt, mạ mùa vừa đặt vừa đi. [26, 1687] (Lúa chiêm phải cấy sâu, lúa mùa cấy nông)

- Cấy thưa hơn bừa kĩ. [26, 417]

- Chiêm cấy to tẽ, mùa cấy nhẻ con. [26, 499]

- Cho nhặt hàng sông, cho đông hàng con, cho tròn bụi lúa. [26, 527] - Thừa mạ thì bán, chớ có cấy rậm ăn rơm. [26, 2609]

-v.v...

Trong khâu cấy lúa, không chỉ đòi hỏi kỹ thuật mà thời điểm cấy cũng rất quan trọng:

- Sài đường, lúa tép vụ năm, hin, dâu, tám, dự thì chăm vụ mười. [26, 2356] (Mỗi giống lúa có thời vụ cấy khác nhau)

-Cấy tháng sáu máu rồng, cấy tháng chạp đạp không ra. [26,417] (Cấy lúa mùa tháng sáu, cấy lúa chiêm tháng chạp là hợp thời vụ).

- Bao giờ mang hiện đến ngày, cày bừa cho chín mạ này đem gieo. [26, 216] - Chiêm ba vải, mùa phải thời. [26, 498]

(Lúa mùa phải cấy đúng ngày, đúng thời vụ; lúa chiêm có thể sớm muộn một chút cũng đƣợc)

- Cấy bằng mặt, gặt bằng đầu. [26, 414-415]

(Sao tua là chòm sao nhỏ có bảy ngôi sao liền nhau. Đây là cách tính thời vụ dựa vào trăng sao: khi sao tua rua ngang mặt thì cấy, tua rua trên đỉnh

Một phần của tài liệu Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa qua ca dao tục ngữ về lao động sản xuất (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)