3. Điểm yếu:
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Xây dựng nội dung thi đua sát hợp và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 12: Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua học tập trong các chương trình chính khoá và rèn luyện trong các hoạt động xã hội theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của phòng Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
1. Mô tả hiện trạng: Học sinh được giáo dục về kỹ năng sống thông qua việc học tập các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng thành các nội dung theo chủ đề hằng tháng.
Chỉ số a: Chương trình giáo dục kỹ năng sống được lồng ghép trong các môn học và các nội dung ngoại khoá theo các chủ đề, chủ điểm.
Chỉ số b: Xây dựng chương trình và thực hiện quy định về ứng xử văn hoá trong nhà trường, Đối với cán bộ giáo viên nhân viên có quy chế văn hoá công sở, đối với học sinh có quy định ứng xử theo chương trình đã được lập theo hằng tháng.
Chỉ số c: Mỗi học kỳ có tổ chức rà soát, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2. Điểm mạnh: Nội dung rèn luyện đã được xây dựng thành quy trình, có nội dung chương trình cụ thể và có sự lồng ghép qua các bộ môn.
3. Điểm yếu: Hình thức tổ chức chưa đa dạng, chưa phong phú.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Thành lập nhóm chuyên sâu để tìm hiểu thông tin và xây dựng thành nội dung chương trình để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, phối hợp với hội chữ thập đỏ và các đoàn hội khác để triển khai, tập huấn, không đơn thuần là báo cáo qua các buổi chào cờ.
Kết luận về tiêu chuẩn 4: Việc thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục đạt yêu cầu; đạt 11/12 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 5: Tài chính và cơ sở vật chất.
Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo quy định và huy động hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng: Nhà trường thực hiện quản lý tài chính theo đúng nguyên tắc tài chính và các quy định hiện hành. Hằng năm nhà trường tích cực huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội, hội cha mẹ học sinh để hỗ trợ hoạt động giáo dục một cách có hiệu quả.
Chỉ số a: Có đủ hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính, lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định.
Chỉ số b: Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính đúng theo chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; có quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng; mỗi học kỳ có công khai tài chính cho toàn thể cán bộ công chức biết và tham gia giám sát, kiểm tra; định kỳ có tổ chức tự kiểm tra tài chính.
Chỉ số c: Có kế hoạch huy động nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.
2. Điểm mạnh: Quản lý tài chính đúng quy định, thực hiện công khai rõ ràng, định kỳ có tổ chức kiểm tra. Huy động được nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ giáo dục.
3. Điểm yếu: Còn một số sai sót kéo dài trong việc thiết lập hồ sơ, xây dựng dự toán và nắm bắt kinh phí theo từng thời điểm.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nâng cao tinh thần học tập, tự rút ra bài học kinh nghiệm và cải tiến công tác. Đề xuất bổ nhiệm lại kế toán.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 2: Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường và xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.
1. Mô tả hiện trạng: Trường có khuôn viên riêng, không gian hài hoà, cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp; có cây xanh, bóng mát, đảm bảo cho việc học tập, rèn luyện, sinh hoạt, vui chơi.
Chỉ số a: Có khuôn viên riêng biệt, tường bao quanh, biển trường, cổng trường.
Chỉ số b: Tổng diện tích mặt bằng nhà trường là 13.344m2 với số học sinh 752 em; bình quân trên 17,7m2/học sinh.
Chỉ số c: Mội trường xanh, sạch, đẹp, hài hoà, thoáng mát.