0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tăng cường đầu tư, luôn luôn đổi mới hình

Một phần của tài liệu TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2010 - 2011 (Trang 31 -31 )

thức, cải tiến nội dung để thu hút học sinh tham gia tích cực. 5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

1. Mô tả hiện trạng: Giáo viên chủ nhiệm được nhà trường quán triệt đầy đủ nhiệm vụ theo điều lệ trường trung học và sự được phân giao nhiệm vụ theo yêu cầu của nhà trường, có sự xem xét, bố trí giáo viên chủ nhiệm các lớp cuối cấp theo năng lực và kinh nghiệm giáo dục, đặc biệt là lớp có nhiều đối tượng học sinh cá biệt.

Chỉ số a: Giáo viên chủ nhiệm có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể và hồ sơ chủ nhiệm đầy đủ, đúng theo điều lệ và quy định của Ngành.

Chỉ số b: Mỗi năm học giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chỉ số c: Hằng tháng giáo viên chủ nhiệm có rà soát hoạt động của lớp và báo cáo tình hình của lớp về mọi mặt cho Hiệu trưởng (theo mẫu yêu cầu)

2. Điểm mạnh: 100% giáo viên chủ nhiệm có năng lực tổ chức giáo dục học sinh của lớp, thực hiện đúng nhiệm vụ theo điều lệ và nội dung công việc nhà trường giao.

3. Điểm yếu:

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tăng cường sinh hoạt chủ nhiệm theo đúng định kỳ và thực hiện các chuyên đề giáo dục theo yêu cầu cụ thể từng thời điểm.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường theo quy định của phòng Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

1. Mô tả hiện trạng: Hằng năm nhà trường tham mưu với hội cha mẹ học sinh trích kinh phí từ nguồn quỹ hội để đầu tư cho công tác phụ đạo học sinh yếu, kém ở các lớp đầu cấp, khối 6 và 7, chất lượng đại trà có được nâng lên.

Chỉ số a: Đầu mỗi năm học nhà trường có tổ chức điều tra, thống kê đối tượng học sinh học tập còn yếu kém và lập kế hoạch phụ đạo ngay từ đầu năm và xuyên suốt năm học.

Chỉ số b: Học sinh yếu kém khối 6, 7 được chọn lọc thành 2 lớp 6, 2 lớp 7 để dạy học phụ đạo 2 môn Văn và Toán, học sinh diện này không phải nộp tiền. Học sinh lớp 9 được học phụ đạo 2 môn Văn và Toán để nâng cao chất lượng học tập, đủ điều kiện xét tốt nghiệp và thi tuyển vào lớp 10.

Chỉ số c: Mỗi học kỳ đều có rà soát, đánh giá để cải tiến công tác giúp đở học sinh có học lực yếu kém vươn lên.

2. Điểm mạnh: Việc tổ chức phụ đạo cho đối tượng học sinh học lực yếu kém được tiến hành thường xuyên và có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Điểm yếu: tinh thần và thái độ học tập của một số học sinh yếu chưa tốt, thiếu chuyên cần.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Mở rộng phụ đạo cho các đối tượng yếu kém ở khối 8 ở học kỳ II và xây dựng kinh phí phụ đạo từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp để hỗ trợ cho dạy học phụ đạo.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 7: Hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường địa phương theo kế hoạch của nhà trường theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền.

1. Mô tả hiện trạng: Truyền thống của nhà trường được đưa vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy trình và chủ đề hằng tháng, tháng 9 với chủ đề An toàn giao thông và Truyền thống nhà trường. Phòng truyền thống là nơi để các em học tập và phát huy giá trị, nỗ lực vươn tới những gì tốt đẹp hơn.

Chỉ số a: Truyền thống nhà trường được báo cáo ngoại khoá cho học sinh vào tháng 9 hằng năm.

Chỉ số b: Truyền thống địa phương là một xã anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, được toàn trường nêu gương và học tập, thông qua các hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức. Thường xuyên tổ chức cho Liên đội, đoàn thanh niên học sinh chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ vào các ngày lễ, tết…

Chỉ số c: Hằng năm có rà soát, đánh giá, cải tiến hoạt động giữ gìn truyền thống nhà trường và địa phương.

2. Điểm mạnh: Có đầy đủ điều kiện để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường và địa phương.

3. Điểm yếu:

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Gắn với việc giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường, địa phương như một công trình của một tập thể, để phát huy giá trị tốt đẹp của truyền thống đó.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 8: Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền.

1. Mô tả hiện trạng: Nhà trường tổ chức giáo dục thể chất qua việc rèn luyện thân thể, tổ chức học tập môn thể dục cho tất cả các học sinh, được bố trí học trái buổi. Thực hiện đúng quy định về y tế trường học. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu và đạt chuẩn theo quy định về y tế trường học. Chỉ số a: Thực hiện đầy đủ về nội dung giáo dục thể chất và nội dung hoạt động y tế trường học.

Chỉ số b: Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.

Chỉ số c: Mỗi học kỳ có tổ chức rà soát, đánh giá, cải tiến công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.

3. Điểm yếu: Cán bộ y tế do nhà trường tự hợp đồng làm việc bán thời gian. Không đảm bảo thường xuyên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Phát huy các điều kiện đã có về cơ sở vật chất; tham mưu với hội phụ huynh học sinh xin kinh phí để hợp đồng cán bộ y tế chuyên trách, cải tạo sân bóng đá và đường chạy để có đủ điều kiện cho học sinh rèn luyện thân thể, thể dục thể thao.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 9: Nhà trường thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

1. Mô tả hiện trạng: Nhà thực hiện đầy đủ nội dung giáo dục địa phương qua các môn học theo sự chỉ đạo của các cấp giáo dục.

Chỉ số a: Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, gắn với thực tiễn, nâng cao lý luận, góp phần thực hiện mục tiêu môn học.

Chỉ số b: Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Chỉ số c: Mỗi năm có rà soát đánh gía, cập nhật tài liệu về nội dung giáo dục địa phương.

2. Điểm mạnh: Thực hiện đúng và kịp thời theo sự chỉ đạo của các cấp giáo dục.

3. Điểm yếu:

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Xây dựng kế hoạch tổ chức tìm nguồn tư liệu, thông tin ngay tại địa phương xã, huyện để bổ sung và nội dung giáo dục địa phương.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 10: Hoạt động dạy thêm, học thêm của nhà trường theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu TỰ ĐÁNH GIÁ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG NĂM 2010 - 2011 (Trang 31 -31 )

×