Tiêu chí 6: Nội bộ nhà trường đoàn kết, không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật trong 04 năm liên tiếp đến thời điểm lập văn bản tự đánh giá này.
1. Mô tả hiện trạng: Nhà trường đã xây dựng được khối đoàn kết nội bộ từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh. Không có trường hợp nào bị xử lý kỷ luật, vi phạm pháp luật.
Chỉ số a: Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ nhà trường.
Chỉ số b: Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên bị xử lý kỷ luật về chuyên môn, nghiệp vụ.
Chỉ số c: Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo và pháp luật.
2. Điểm mạnh: Đoàn kết thống nhất một ý chí
3. Điểm yếu:
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Tiếp tục phát huy dân chủ trường học,
công khai minh bạch về tài chính, tài sản, chất lượng giáo dục và đội ngũ, đây là nền tảng giữ vững khối đoàn kết.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Kết luận về tiêu chuẩn 3: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, giáo viên phụ trách công tác Đoàn đội, học sinh, khối đoàn kết nội bộ đều đạt yêu cầu. Cả 6 tiêu chí đều đạt.
Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục.
Tiêu chí 1: Nhà trường thực hiện kế hoạch thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và các cơ quan có thẩm quyền.
1. Mô tả hiện trạng: Nhà trường thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và quy định thời gian theo quyết định của UBND tỉnh.
Chỉ số a: Thực hiện đúng quy định về thời gian năm học.
Chỉ số b: Thực hiện đúng, đủ kế hoạch dạy và học từng môn học theo quy định.
Chỉ số c: Hằng tháng có rà soát tiến độ thực hiện kế hoạch dạy học theo thời gian.
2. Điểm mạnh: đảm bảo mọi điều kiện để thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập.
3. Điểm yếu: tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Nhà trường xây dựng kế hoạch tổng thể theo mốc thời gian để thực hiện theo đúng sự chỉ đạo cả các cấp, thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch; tham mưu các cấp điều chỉnh và bổ sung giáo viên theo chuyên môn đào tạo.
5. Tự đánh giá: Đạt.
Tiêu chí 2: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện hiệu quả các hoạt động dự giờ, hội giảng, thao giảng và thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
1. Mô tả hiện trạng: Việc dự giờ được tổ chức thường xuyên, thao giảng gắn với từng chuyên đề cụ thể theo tổ, hội giảng tổ chức vào các đợt chào mừng theo chủ điểm. Tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp huyện hằng năm theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ số a: Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng, giáo viên đảm bảo việc dự giở, thao giảng, hội giảng, bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn, riêng số lượng 4 tiết hội giảng hoặc thao giảng/ giáo viên/ năm là không thực hiện được.
Chỉ số b: Trong 4 năm liên tiếp cận kề năm học này, số lượng giáo viên đạt giỏi cấp huyện đạt 46% trên chuẩn quy định, không có giáo viên xếp loại yếu theo quy định chuẩn nghề nghiệp.
Chỉ số c: Định kỳ có tổ chức rà soát đánh giá hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi các cấp.
2. Điểm mạnh: Số lượng giáo viên giỏi vượt trên quy định 16%.
3. Điểm yếu: Không đảm bảo tiêu chuẩn 4 tiết hội giảng (thao giảng)/ giáo viên/ năm.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Phát huy tinh thần thi đua, học tập của đội ngũ giáo viên. Phấn đấu sắp xếp thời gian cho công việc tổ chức thao giảng, hội giảng.
5. Tự đánh giá: Không đạt.
Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
1. Mô tả hiện trạng: Thiết bị, đồ dùng dạy học được giáo viên tích cực sử dụng; hằng năm có trên 80% giáo viên viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, số sáng kiến đạt cấp huyện trên 50% (2005-2006: 14 SK; 06-07: 21; 07-08: 17; 08-09: 13; 2009-2010: 15)
Chỉ số a: Giáo viên thực hiện có hiệu quả đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường.
Chỉ số b: Viết và vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của nhà trường được giáo viên tích cực tham gia và vận dụng; đây là một trong những mặt mạnh của nhà trường.
Chỉ số c: Mỗi học kỳ có tổ chức rà soát, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học và việc viết và vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm trong quá trình giáo dục.
2. Điểm mạnh: Viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trở thành hoạt động thường xuyên, có sự đầu tư thích đáng và đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.
3. Điểm yếu: Sáng kiến kinh nghiệm đạt ở cấp tỉnh còn ít.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Có kế hoạch đầu tư vào việc viết sáng kiến kinh nghiệm để đạt được ở cấp tỉnh nhiều hơn nữa.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của phòng Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 1. Mô tả hiện trạng: Thực hiện hoạt động ngoài giờ theo sự chỉ đạo của Ngành và quy trình hoạt động của nhà trường, các hoạt động được giáo viên chủ nhiệm thiết kế và hướng dẫn cho học sinh lớp mình tổ chức thi công chủ yếu là vào các ngày lễ lớn trong năm, thnàh một quy trình khép kín, có sự đầu tư cao về nội dung lẫn hình thức, mang ý nghĩa cao và có tác dụng giáo dục thiết thực. Chỉ số a: Kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp được thống nhất và triển khai đồng bộ.
Chỉ số b: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
Chỉ số c: mỗi học kỳ có tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến.
2. Điểm mạnh: Thực hiện đúng kế hoạch theo sự chỉ đạo chặt chẻ, tổ chuyên môn đạo diễn, học sinh thực hiện có sự sáng tạo, thi đua và có sự đầu tư cao, hiệu quả
3. Điểm yếu: