LUẬN
Qua quá trình thực tập, tìm hiểu công tác tổ chức và hạch toán NVL tại Công ty TNHH May Thêu XNK Hạnh Bình. Nhìn chung, công tác tổ chức, quản lý, sử dụng, ghi sổ NVL là hợp lý, với chủ trương gắn kết quả sản xuất kinh doanh với yêu cầu của khách hàng, tạo điều kiện mang lại sản phẩm tốt nhất, vừa ý nhất cho khách hàng. Điều này rất phù hợp với đặc điểm và tính chất của ngành sản xuất, kinh doanh hàng vải và may mặc hiện nay. Có lẽ, cũng chính nhờ điều này mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được kết quả rất tốt trong năm qua.
4.1. Nhận xét về bộ máy Kế toán của công ty TNHH May Thêu XNK Hạnh Bình
Bộ máy Kế toán của công ty được tổ chức một cách độc lập, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu về quản lý cũng như yêu cầu của chế độ kế toán hiện hành. Được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu và khả năng trình độ của từng người. Mỗi nhân viên trong phòng Kế toán được phân công một mảng công việc nhất định trong chuỗi mắt xích công việc chung. Chính sự phân công đó đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong công tác kế toán, tránh chồng chéo công việc, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc, xử lý mọi tình huống phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác.
Ngoài ra, bộ máy kế toán của công ty còn được tổ chức theo hình thức tập trung tạo điều kiện cho Kế toán Trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập trung thống nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán.
Phòng Kế toán có đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ học vấn chuyên môn, không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức chuyên môn. Với quan điểm làm
việc “Đặt mục tiêu công ty lên hàng đầu”, toàn thể Công ty nói chung và phòng Kế toán nói riêng đều làm việc với một thái độ rất nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm cao.
Việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học, tạo điều kiện cho công tác quản lý, kiểm tra.
Ngoài ra công ty còn được trang bị nhiều thiết bị khác như: máy Fax, máy photo, máy đếm tiền phục vụ cho công tác quản lý, sản xuất nói chung cũng như phục vụ cho công tác kế toán nói riêng.
4.2. Nhận xét về bộ phận kế toán nguyên vật liệu
Thuận lợi:
- Công tác kế toán NVL của Công ty đã phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình nhập, xuất, tồn các loại vật liệu trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu giá trị và thời gian cung cấp. Kết chuyển chính xác kịp thời chi phí vật liệu vào chi phí của các đối tượng sử dụng.
- Đối với hàng tồn kho Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên do đó mọi nghiệp vụ nhập xuất tồn được theo dõi chặt chẽ trong quá trình phát sinh. - Nguyên vật liệu nhập kho đều được bộ phận KCS kiểm tra nhằm hạn chế NVL kém
phẩm chất hay hư hỏng.Tại kho NVL Công ty được bảo quản tốt tạo điều kiện cho sản phẩm đạt chất lượng.
- Kế toán mở sổ chi tiết NVL theo từng kho và từng loại vật liệu giúp cho bộ phận cung ứng lập kế hoạch mua NVL một cách chính xác kịp thời.
- Công ty có thể thiết lập được nhu cầu về NVL sản xuất trong kỳ dựa vào lịch trình sản xuất để từ đó cung cấp nguồn NVL đầy đủ, kịp thời.
- Công ty sử dụng các chứng từ nhập xuất đúng theo mẫu quy định của Nhà Nước ban hành và thực hiện trình tự luân chuyển chứng từ một cách hợp lý.
Hạn chế:
- Hóa đơn thường về cùng một lúc và dồn dập dễ dẫn đến việc sai sót và nhầm lẫn trong quá trình nhập liệu, việc đối chiếu dồn vào cuối tháng dẫn đến việc ảnh hưởng thời gian lập và nộp báo cáo.
- Với đặc điểm sản phẩm là vải Polyester cao cấp mang tính thời trang nên toàn bộ NVL chính phục vụ sản xuất chủ yếu được nhập từ nước ngoài phải thanh toán bằng ngoại tệ làm cho giá thành tăng cao vì tỷ giá đôla thường hay dao động, làm hạn chế khả năng cạnh tranh.
- Vì hàng nhập từ nước ngoài nên việc hoàn thành giấy tờ hải quan kéo quá dài thời gian vì vậy thời gian dự trữ NVL lâu hơn và NVL không được đưa vào sử dụng ngay.
4.3. Một số kiến nghị - giải pháp về công tác kế toán nguyên vật liệu:
Kế toán NVL và thủ kho • Hạn chế:
Cuối tháng và cuối năm tài chính, khi có hoạt động kiểm kê, Thủ kho và Kế toán mới kết hợp đối chiếu sổ sách. Hàng ngày trong quá trình nhập kho hoặc xuất kho nếu có bất cứ vấn đề gì phát sinh như : nhập kho không có chứng từ, nhập kho thừa thiếu,…Thủ kho tự điều chỉnh, không có bất cứ thông báo gì với Kế toán. Đến khi nào chứng từ đầy đủ thì bộ phận kho mới chuyển lên cho phòng Kế toán. Do đó, Kế toán không theo dõi sát được tình hình biến động của nguyên vật liệu.
• Kiến nghị:
Kế toán và Thủ kho nên đối chiếu lại sổ sách một cách thường xuyên hơn, tạo điều kiện trong việc kiểm soát, tránh sai sót có thể xảy ra, có thể một tuần một lần. Khi nhập hoặc xuất nguyên vật liệu, nếu có phát sinh bất cứ việc gì, Thủ kho phải thông báo ngay cho Kế toán để kế toán theo dõi, hạch toán chính xác.
Nguyên vật liệu nhập khẩu:
Hiện nay, nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất chủ yếu được nhập từ nước ngoài, do nguồn NVL trong nước chưa ổn định, chất lượng chưa cao.Chi phí đầu vào của NVL nhập khẩu thường khá cao, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Bên cạnh đó khi mua nguyên vật liệu ngoài nước thường mất một thời gian khá lâu, công ty phải lên kế hoạch trước đó, quy trình thường kéo dài hai hoặc ba tháng, có khi nửa năm. Do đó, công ty cần quan tâm thêm về thị trường NVL trong nước và ngoài nước nhằm tìm kiếm được nguồn cung ứng phù hợp, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất với chi phí thấp nhưng chất lượng đảm bảo, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
Để giảm bớt rủi ro ở yếu tố đầu vào và để có sự cạnh tranh về mặt giá cả nguồn hàng, Công ty nên chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp mới. Bên cạnh đó là việc tìm ra NVL mới, góp phần làm mới sản phẩm nhưng không kém phẩm chất, đồng thời cũng cần phải đổi mới mẫu mã và tăng cường quảng cáo thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí,…nhằm thu hút thị hiếu của người tiêu dùng.Tạo được thế mạnh ngày càng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.
Trên đây là một vài kiến nghị nhỏ của em, mong rằng sẽ giúp ích được phần nào trong quá trình phát triển hoạt động sản xuất của công ty.