Đàn Tính Tẩu 68

Một phần của tài liệu DÂN CA DÂN TỘC THÁI TẠI THÔN CO CỌI 2 XÃ SƠN A HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI (Trang 68)

2. Giá trị nội dung dân ca dân tộc Thái 26

2.3.1.Đàn Tính Tẩu 68

Đàn Tính Tẩu của ngƣời Thái còn đƣợc gọi là Đàn Bầu, bởi theo tiếng Kinh “tính” có nghĩa là cây đàn, “tẩu” có nghĩa là quả bầu. Đàn Tính Tẩu thuộc bộ dây thƣờng đƣợc dùng để tỏ tình, giao duyền và đệm cho các điệu Xòe, điệu Khắp.

Đến thăm gia đình nghệ nhân Sa Ngọc Minh-ngƣời có nhiều hiểu biết về các nhạc cụ dân tộc Thái ở thôn Co Cọi 2, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chúng tôi đã nhận đƣợc sự tiệp đón nồng nhiệt của nghệ nhân, ông đã chỉ cho chúng tôi rất nhiều điều thú vị về cây đàn Tính Tẩu.

Để làm ra đƣợc một cây đàn Tính Tẩu hoàn chỉnh mất khá nhiều thời gian và công sức, kì công nhất là công đoạn chế tác bầu đàn. Đầu tiên thì cần phải chọn đƣợc quả bàu có đủ độ già, ở đây thì không thể trồng đƣợc giống bầu này mà phải đi vào sâu trong các bản của ngƣời Mán, sau đó đem về khoét bỏ sạch lõi, làm mỏng vỏ bằng cách cho than vào trong quả bầu đốt, tiếp đến luộc vỏ bầu cùng với các loại lá có vị đắng nhƣ lá xoan để chống mối mọt, rồi treo lên gác bếp khoảng một tháng cho khô từ từ, xong lại mang ra ngoài trời phơi vài hôm, cuối cùng mới tra cán đàn vào và so dây.

Quả bầu đƣợc dùng làm bầu đàn

Ngƣời có thể đàn Tính Tẩu hay phải là ngƣời biết kết hợp hài hòa sự khéo léo của đôi bàn tay và sự nhạy cảm, tinh tế trong tâm hồn. Có nhƣ thế, tiếng đàn vang lên mới đủ sức níu kéo lòng ngƣời.

Một phần của tài liệu DÂN CA DÂN TỘC THÁI TẠI THÔN CO CỌI 2 XÃ SƠN A HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI (Trang 68)