Hát trong lao động 66

Một phần của tài liệu DÂN CA DÂN TỘC THÁI TẠI THÔN CO CỌI 2 XÃ SƠN A HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI (Trang 66)

2. Giá trị nội dung dân ca dân tộc Thái 26

2.2.6. Hát trong lao động 66

Lao động từ xƣa đã nói lên đức tính của ngƣời nông dân Việt Nam, cần cù, chịu thƣơng chịu khó, một nắng hai sƣơng. Lao động để có cuộc sống ấm lo, đầy đủ, lo toan cho cả gia đình. Cuộc sống khó khăn khiến cho con ngƣời luôn căng thẳng, để giảm nhẹ đi những nỗi buồn con ngƣời ta đã cố gắng lắm lấy thực tại và làm cho cuộc sống tƣơi vui hơn qua các bài khắp, bài dân ca của dân tộc mình.

Bài dân ca: “Púk khẩu khẩu li liệng quai quai pe” đƣợc dịch là “trồng lúa lúa tốt, nuôi trâu trâu nhiều”

Nền nông nghiệp đƣợc hình thành từ xa xƣa, trong đó không thể thiếu yếu tố tạo nên nền nông nghiệp là trồng lúa, mà với điều kiện của đồng bào thì con trâu lại là công cụ lao động không thể thiếu. Vậy nên, đồng bào chỉ mong ƣớc lúa tốt, trâu nhiều, đó là niềm vui, hạnh phúc quá giản dị của con ngƣời nông thôn và ngƣời dân tộc Thái nói riêng.

Tháng mƣa pẳm may nhầƣ dệt phai. Bài tín tôông lín nâ púk khẩu,

Dệt khẩu bay khẩƣ pên khẩƣ hay luông na, Dệt khẩu na khẩƣ pên khẩƣ na huông thi, Hẩ pên lai pít xƣơng mắk cọ,

Pên lai khỏ xƣơng mắk kham...

Mong ƣớc của ngƣời dân đƣợc đƣa vào dân ca rất nhẹ nhàng:

Tới mùa đắn gỗ lớn làm phai, Xơi đất, ruộng trồng lúa,

Làm nƣơng, lúa nƣơng bông dày, Làm ruộng, lúa ruộng bông mau, Bông nhiều nhánh nhƣ nhánh cọ, Nhiều đốt nhƣ đốt me...

Dân ta còn nghèo, thiếu thốn lƣơng thực. Vậy nên, mong cho lúa đƣợc nhiều bông, bông lớn, bông dày, nhiều hạt, nhiều nhánh nhƣ nhánh cọ, đốt nhiều nhƣ đốt me để đến mùa thu hoạch thóc về nhà nhiều, vàng óng ả. Lòng ngƣời đƣợc ấm áp, vui vẻ, no “cái bụng”...

Hấp ma xấƣ dia luông têm nên,

Hấp ma xấƣ dia pên mạy kên têm piêng

Dịch:

Gánh về đổ đầy bồ,

Lúa về đầy kho, đầy bồ là kết quả của một mùa vụ bội thu, của công lao động chân chính, báo hiệu cho một cuộc sống no đủ, làm cho xã hội ngƣời Thái nói riêng, cả nƣớc nói chung phát triển, vƣợt qua đƣợc khó khăn thử thách mà thiên nhiên tạo ra.

Không chỉ mong ƣớc lúa tốt, thóc nhiều, ngƣời dân còn mong nuôi đƣợc nhiều con vật, tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống tinh thần. Hoà vào xã hội hiện đại này nay, với thiên tai dịch bệnh tràn nan, ngƣời dân lại cần phải cố gắng xây dựng gia đình, cố gắng phát triển kinh tế, đặt ra cho ngƣời dân nhiều vấn đề phải suy nghĩ. Không nản trí, họ còn đem lời ca tiếng hát của mình vào công việc chăn nuôi “nuôi lợn cái đến nanh dài, nuôi lợn đực nanh cong, nuôi vịt gà đầy chuồng tre, nuôi lợn chó, đầy máng gỗ lôi, nuôi bò thành bò mẹ, nuôi trâu thành trâu mẹ trâu con...”

Mỗi con vật đảm nhiệm nhiệm vụ riêng, con chó thì giữ nhà, con trâu con bò thì giúp dân ta lao động sản xuất, kéo lúa về bản, kéo thóc về bồ.

2.3. N ụ â t T i

Đặt chân đến với bản của ngƣời Thái ở thôn Co Cọi 2, xã Sơn A, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái bạn sẽ đƣợc chìm đắm trong sắc đào rực rỡ, đƣợc thả hồn theo những điệu hát dân ca cùng với âm thanh của các loại nhạc cụ dân tộc. Ở nơi đây, những nhạc cụ chủ yếu để phục vụ cho các điệu Xòe, điệu Khắp bao gồm: đàn Tính Tẩu, sáo Pí Thiu, Pí Pặp và Mák Híng.

2.3.1. Đàn Tính Tẩu

Đàn Tính Tẩu của ngƣời Thái còn đƣợc gọi là Đàn Bầu, bởi theo tiếng Kinh “tính” có nghĩa là cây đàn, “tẩu” có nghĩa là quả bầu. Đàn Tính Tẩu thuộc bộ dây thƣờng đƣợc dùng để tỏ tình, giao duyền và đệm cho các điệu Xòe, điệu Khắp.

Đến thăm gia đình nghệ nhân Sa Ngọc Minh-ngƣời có nhiều hiểu biết về các nhạc cụ dân tộc Thái ở thôn Co Cọi 2, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, chúng tôi đã nhận đƣợc sự tiệp đón nồng nhiệt của nghệ nhân, ông đã chỉ cho chúng tôi rất nhiều điều thú vị về cây đàn Tính Tẩu.

Để làm ra đƣợc một cây đàn Tính Tẩu hoàn chỉnh mất khá nhiều thời gian và công sức, kì công nhất là công đoạn chế tác bầu đàn. Đầu tiên thì cần phải chọn đƣợc quả bàu có đủ độ già, ở đây thì không thể trồng đƣợc giống bầu này mà phải đi vào sâu trong các bản của ngƣời Mán, sau đó đem về khoét bỏ sạch lõi, làm mỏng vỏ bằng cách cho than vào trong quả bầu đốt, tiếp đến luộc vỏ bầu cùng với các loại lá có vị đắng nhƣ lá xoan để chống mối mọt, rồi treo lên gác bếp khoảng một tháng cho khô từ từ, xong lại mang ra ngoài trời phơi vài hôm, cuối cùng mới tra cán đàn vào và so dây.

Quả bầu đƣợc dùng làm bầu đàn

Ngƣời có thể đàn Tính Tẩu hay phải là ngƣời biết kết hợp hài hòa sự khéo léo của đôi bàn tay và sự nhạy cảm, tinh tế trong tâm hồn. Có nhƣ thế, tiếng đàn vang lên mới đủ sức níu kéo lòng ngƣời.

2.3.2. Pí Thiu (sáo đơn-sáo dài)

Pí Thiu hay còn đƣợc gọi là sáo đơn hay sáo dài, là loại nhạc cụ thuộc bộ hơi, thổi dọc, đƣợc làm bằng thân nứa nhỏ. Thân nứa là một dóng nứa có chiều dài từ 71-75cm, đƣờng kính khoảng 1,5cm, một đầu có mấu kín và một đầu không mấu. Ở mép mấu có một lỗ hình bán nguyệt gọi là lỗ thổi vòm. Pí thiu có 4lỗ bấm nằm thẳng hàng với lỗ thổi vòm, lỗ bấm thứ nhất cách lỗ thôi vòm 34cm, các lỗ bấm còn lại cách đều nhƣ nhau.

Pí Thiu là loại Pí đơn thƣờng đƣợc con trai Thái thổi vào ban đêm thay cho lời gọi ngƣời yêu. Khi đến dƣới sàn nhà của cô gái, sau khi chọc sàn, ngƣời con trai sẽ thổi Pí Thiu, cô gái khi nghe tiếng sáo nhận ra ngƣời mình yêu thì sẽ mở cửa mời chàng trai vào nhà.

Âm thanh của Pí Thiu khi thổi thƣờng là âm thanh trầm, tạo cảm giác có nỗi buồn da diết nào đó ẩn chứa trong tiếng sáo, có lẽ là để biểu lộ tâm trạng trông ngóng, đợi chờ nhƣời yêu của các chàng trai dân tộc Thái.

2.3.3. Pí Pặp (sáo đôi-sáo ngắn)

Pí Pặp còn hay gọi là Sáo đôi hay sáo ngắn, là loại nhạc cụ nhỏ đƣợc làm bằng tre vót mỏng,thuộc bộ hơi. Pí Pặp có 6lỗ nằm thẳng hàng trên

một ống nứa. Miệng thổi là lƣỡi gà làm bằng đồng lá thật mỏng, khi sử dụng nhƣ sáo dạo của ngƣời Kinh.

Khác với Pí Thiu, Pí Pặp có giai điệu trong trẻo, vui tƣơi, âm thanh vang và lớn nên thƣờng đƣợc ngƣời dân tộc Thái thổi và buổi sáng sớm hay trong các lễ hội. Pí Pặp thƣờng đƣợc dùng để đệm cho các điệu hát dân ca, đặc biệt là Khắp báo slao, khi các chàng trai cô gái Thái chơi ném Còn, bắt Pao.

2.3.4. Măk Híng

Mắk Híng là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ, đƣợc làm bằng đồng hoặc nhôm, nhìn nhƣ quả cây rừng. Mỗi chùm gồm có 5 đến 7 quả nhƣ vậy, chụm lại và đƣợc gắn lên một vòng kim loại (có thể là sắt, đồng, nhôm).

Mắk Híng đƣợc sử dụng khi ngƣời ngƣời dân tộc Thái múa, đeo nó ở tay và chúng va đập vào nhau gây lên tiếng động “keng keng”. Đây là loại nhạc cụ dân tộc có riêng trong bộ phận ngƣời Thái. Do vậy, mắk híng đƣợc coi là đặc trƣng riêng cho nghệ thuật dân gian dân tộc Thái.

Ảnh: Mắk híng

Tiểu kết: Trên đây là những tìm hiểu của chúng tôi về dân ca của dân tộc

Thái ở thôn Co Cọi 2, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Dân ca là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của ngƣời Thái, thể hiện tâm tƣ, tình cảm và cách nhìn nhận của đồng bào ngƣời Thái đối với những sự kiện trọng đại và trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

3.1. T ự tr ề â â t T i ở Vă C ấ – Y B i

Thôn Co Cọi 2, xã Sơn A là một trong những nơi đã lƣu giữ và bảo tồn đƣợc rất nhiều những làn điệu dân ca của dân tộc Thái ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Những làn điệu dân ca đặc sắc với nhiều chủ đề khác nhau nhƣ: chủ đề về tình yêu, về cuộc đời, về cách mạng và Bác Hồ... luôn gắn chặt với cuộc sống thƣờng ngày của những ngƣời dân nơi đây. Không xa lạ, khó hiểu đối với ngƣời dân, dân ca gần gũi, thân quen bởi vì nó xuất phát từ chính đời sống lao động và đƣợc cất lên thành những làn điệu hay mà cũng vô cùng ý nghĩa. Có thể nói, dân ca của dân tộc Thái ở xã Sơn A, huyện Văn Chấn nói riêng và dân ca ở tỉnh Yên Bái nói chung từ bao đời nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc Thái. Những làn điệu dân ca mƣợt mà, sâu lắng, đi sâu vào lòng ngƣời, luôn là nét văn hoá đặc sắc mà ngƣời dân tộc Thái ở Yên Bái có thể tự hào. Tuy nhiên, những năm trở lại đây nền văn hóa đặc sắc đó lại không đƣợc chú ý và nó dần bị mai một theo thời gian và sự lãng quên của những bạn trẻ, thế hệ sẽ tiếp tục lƣu giữ và bảo tồn nền dân ca cho những thế hệ sau nữa. Xã hội phát triển, con ngƣời ngày càng chú trọng vào việc phát triển kinh tế và vô tình lãng quên những nét văn hóa của dân tộc mình. Những làn điệu dân ca ngày càng trở nên xa lạ đối với ngƣời dân, đặc biệt là đối với giới trẻ. Nền kinh tế phát triển con ngƣời ngày càng đƣợc tiếp thu thêm những loại hình văn hóa khác đặc sắc đến từ những dân tộc khác trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc du nhập vào nhƣ là những nền văn hóa đặc sắc đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan... Những điều mới mẻ thƣờng có sức hút rất lớn đối với ngƣời dân đặc biệt là đối với giới trẻ...

Ngày nay, những ngƣời biết hát những làn điệu dân ca bằng tiếng Thái ở Yên Bái không còn nhiều, đa số họ đều là những ngƣời lớn tuổi, sống lâu năm , có thời gian gắn bó lâu dài vời dân ca và với tình yêu dân ca thực

sự. Còn đối với các bạn trẻ, thanh niên, thiếu niên ở Yên Bái họ hầu nhƣ không thể hát hay thuộc những làn điệu dân ca của dân tộc mình hoặc nếu có thể thì họ cũng chỉ hát đƣợc những bài dân ca đã đƣợc dịch sang Tiếng Việt và họ không thể hát đƣợc theo tiếng Thái, tiếng của chính dân tộc mình. Gần đây, các bạn trẻ ngày càng có điều kiện tiếp thu thêm những loại hình văn hóa mới mẻ, những thể loại nhạc du nhập từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc. Điều đó giúp các bạn trẻ có thể tiếp thu nền văn hóa mới từ các nƣớc khác. Nhƣng đồng thời cũng khiến các bạn trẻ lãng quên đi nên văn hóa của dân tộc mình, những làn điệu dân ca đã gắn bó từ lâu đời, hay ít nhất cũng gắn bó trong những lời dân ca mà cha mẹ ru khi còn nhỏ. Hay 1 lý do nữa đó là những làn điệu dân ca thƣờng đƣợc lƣu giữ hay phát triển bằng tính truyền miệng mà không hề đƣợc sao chép ra thành các văn bản, bởi đa số ngƣời dân tộc thái chỉ biết nói tiếng dân tộc mình chứ không hề biết viết chữ, ngay cả những ngƣời lớn tuổi nhất trong làng cũng chỉ có vài ngƣời biết viết chữ thái. Cũng bởi chữ thái là loại chữ rất khó viết và khó đọc nên có rất ít ngƣời biết đến để có thể ghi chép lại những lời dân ca để có thể truyền lại cho đời sau. Điều đó cũng dẫn đến việc những làn điệu dân ca có thể bị mai một, biến mất so với thời gian. Chữ viết đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp lƣu lại ngững giá trị văn hóa của dân tộc Thái...

3.2. M t số biệ p p bảo tồ và p t triể ề â ủ â t T i ở Y B i

Trong quá trình đi thực tế tại thôn Co Cọi 2, xã Sơn A, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nhóm nghiên cứu chúng tôi cũng đã có dịp tìm hiểu về dân ca và tình hình sử dụng dân ca của nhân dân trong vùng, và biết đƣợc tầm quan trong của dân ca đối với đời sống nhân dân. Chúng tôi xin có những đóng góp một số ý kiến của mình về việc bảo tồn và phát triển những làn điệu dân ca Thái.

Nhân dân địa phƣơng cũng nhƣ các cấp chính quyền nên tổ chức tạo ra những sân chơi, những hoạt động bổ ích, những buổi giao lƣu giữa

những ngƣời lớn tuổi va những thanh niên trong địa phƣơng về chủ đề dân ca nhằm rèn luyện, nâng cao vốn hiểu biết của nhân dân trong địa phƣơng trong huyện đặc biệt là giới trẻ về những kiến thức liên quan đến dân ca, nhất là những làn điệu dân ca cổ. Góp phần phát triển và đƣa dân ca đến gần hơn với cuộc sống của nhân dân cũng nhƣ là với giới trẻ. Thƣờng xuyên tổ chức những buổi giao lƣu về dân ca nhƣ thế cũng góp phần đƣa phong trào văn nghệ của địa phƣơng phát triển.

Mở ra những lớp học hát những làn điệu dân ca trong từng địa phƣơng cho những ai yêu thích và muốn học hát dân ca của dân tộc mình cũng nhƣ những ngƣời của dân tộc khác muốn tìm hiểu về dân ca Thái. Cử ra những ngƣời có vốn hiểu biết sâu sắc về dân ca Thái làm ngƣời hƣớng dẫn và dạy tại lớp học, nhằm phát hiện và bồi dƣỡng những tài năng về dân ca, cũng nhƣ tạo phong trào học dân ca giữa những ngƣời trong địa phƣơng với nhau, ngƣời biết sẽ hƣớng dẫn cho ngƣời không biết… Đồng thời cũng yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền có những biện pháp tích cực và hiệu quả để lƣu giữ và phát triển chữ viết bằng tiếng Thái. Khi chữ viết đƣợc dử dụng phổ biến điều đó cũng sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn cho việc lƣu giữ những nét văn hóa đặc sắc truyền thống của dân tộc mình nói chung cũng nhƣ có thể lƣu giữ những làn điệu dân ca bằng tiếng thái nói chung. Vì khi đƣợc lƣu giữ dƣới dạng chữ viết sẽ đƣợc lƣu giữ lâu hơn, cũng nhƣ thuận lợi hơn cho những ai muốn tìm hiểu về dân ca thái, hay có thể thu âm những làn điệu dân ca Thái để có thể vừa lƣu giữ vừa phát triển nền dân ca thái, một nền dân ca phong phú và vô cùng đặc sắc...

Trên đây là một số biện pháp nhằm có thể lƣu giữ và phát triển những làn điệu dân ca Thái mà nhóm nghiên cứu chúng tôi đề ra. Bên cạnh đó để có thể bảo tồn và phát triển nền dân ca thái thì cần phải đòi hỏi sự hợp tác giúp đỡ của cán bộ địa phƣơng và nhân dân trong vùng để có

những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển nền van hóa dặc sắc của dân tộc mình...

Tiểu kết: Trên đây là một số biện pháp nhằm có thể lƣu giữ và phát

triển những làn điệu dân ca Thái mà nhóm nghiên cứu chúng tôi đề ra. Bên cạnh đó để có thể bảo tồn và phát triển nền dân ca thái thì cần phải đòi hỏi sự hợp tác giúp đỡ của cán bộ địa phƣơng và nhân dân trong vùng để có những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ và phát triển nền văn hóa đặc sắc của dân tộc mình...

KẾT LUẬN

Dân ca là một trong những kho tàng vô giá của Việt Nam về văn chƣơng và ca nhac. Nói đến Dân ca là nói về cuộc sống của ngƣời dân lao động về tình yêu, cuộc sống, Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh... Luôn gắn chặt với nhân dân, Dân ca nhƣ tiếng hát nói lên tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân về những khát vọng, những ƣớc muốn hay chỉ đơn giản là niềm vui trong cuộc sống thƣờng ngày.

Dân ca của dân tộc Thái là một trong những nét văn hóa truyền

Một phần của tài liệu DÂN CA DÂN TỘC THÁI TẠI THÔN CO CỌI 2 XÃ SƠN A HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)