Nhận thức của người dân đối với các vấn đề môi trường trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 64)

Để quản lý tốt môi trường của mình không chỉ có sự tham gia của các tổ chức, cơ quan nhà nước mà bên cạnh đó sự quyết định thành công lại nằm ở cộng đồng, sự tham gia đông đảo của người dân cùng chung tay thì vấn đề môi trường ngày càng được chú trọng, môi trường sống được nâng cao.

Theo kết quả nghiên cứu, điều tra phỏng vấn vấn đề môi trường được nhiều người dân quan tâm, nhưng mức độ quan tâm trong cộng đồng có khác nhau theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp và trình độ học vấn.

Với câu hỏi về mức độ quan tâm cửa người dân đến vấn đề môi trường hiện nay của người dân. Kết quả như sau:

Bảng 4.8. Mức độ quan tâm của người dân đến vấn đề môi trường

STT Thái độ của người dân Số phiếu Tỷ lệ ( % )

1 Rt quan tâm 3 6,0

2 Quan tâm 39 78,0

3 Quan tâm chút ít 6 12,0

4 Hoàn toàn không quan tâm 2 4,0

Tổng 50 100,0

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Từ kết quả trên, ta thấy người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường ở địa phương, chỉ có 4% số người được phỏng vấn do điều kiện hoàn cảnh, công việc không có thời gian tìm hiểu các thông tin kiến thức về môi trường.

Hiện nay, thông tin về vấn đề môi trường đến với người dân với nhiều người dân với nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể là:

Bảng 4.9. Các nguồn thông tin về môi trường của người dân

STT Nguồn thông tin Số phiếu điều tra Tỷ lệ ( % )

1 Ti vi, báo chí 42 84,0

2 Tờ rơi, áp phích 16 32,0

3 Các buổi tuyên truyền, tập huấn của chính quyền

11 22,0

4 Nguồn khác 10 20,0

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Qua số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy người dân biết các chương trình bảo vệ môi trường qua nhiều nguồn khác nhau: Ti vi, đài phát thanh, tờ rơi áp phích, các buổi tuyên truyền tập huấn...Trong đó, phương tiện truyền thông là nguồn chủ yếu, cụ thể: Trong 50 phiếu điều tra thì có 42 phiếu nguồn là ti vi, báo chí chiếm tỷ lệ: 84%, đai phát thanh 33 phiếu chiếm 66%. Qua khảo sát được từ phiếu điều tra, nhiều chương trình, công nghệ sạch được chính quyền địa phương phổ biến đến với người dân nhưng chỉ ở trên văn bản, địa phương chưa có biện pháp cụ thể hỗ trợ.

Khi mà nhận thức của người dân trở thành yếu tố quyêt định đến chất lượng môi trường địa phương thì điều kiện kinh tế của địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo quy hoạch hợp lý của chính quyền đi cùng với công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức môi trường của địa phương ngay từ hộ gia đình là việc vô cùng cần thiết.

Quan điểm của người dân về các biện pháp giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở địa phương được thể hiện qua bảng 4.10:

Bng 4.10. Các gii pháp nâng cao hiu qu bo v môi trường

STT Các biện pháp Tần suất Tỷ lệ ( % )

1 Tăng cường công tác tuyên truyền về BVMT 49 98,0 2 Tập huấn kiến thức BVMT cho cán bộ địa

phương

28 56,0 3 Hỗ trợ kinh phí cho các công trình bảo vệ môi

trường

25 50,0 4 Tăng cường thu gom và phân loại rác tại nguồn. 24 48,0 5 Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quyền và tổ chức

8 16,0

6 Khác 7 14,0

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Từ kết quả trên cho thấy người dân đánh giá rất cao và yêu cầu các cơ quan chính quyền địa phương cần có hoạt động cụ thể và hiệu quả hơn trong quản lý. Biện pháp hiệu quả hơn cả và được nhiều người dân quan tâm đó là tăng cường công tác tuyên truyền chiếm 98%. Sau đó là hỗ trợ kinh phí cho các công trình bảo vệ môi trường chiếm 56%. Như vậy, việc nhân dân đánh giá dược hiệu quả của các hoạt động cho thấy nhận thức và nhu cầu của người dân về bảo vệ môi trường đang ngày càng cao. Do đó đòi hỏi các nhà quản lý ở địa phương nói chung và lĩnh vực môi trường nói riêng cần có những chính sách, chương trình phù hợp để nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 64)