Tình hình quản lý môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 26)

Công tác quản lý nhà nước về môi trường là một công việc không thể thiếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với mọi quốc gia trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Vì vậy,tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi trường là một nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác bảo vệ môi trường.

Hệ thống pháp luật về công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, được đánh dấu đầu tiên bằng việc Quốc hội thông qua Luật bảo vệ Môi trường năm 2005, thay thế luật năm 1993 với rất nhiều quy định mới bổ sung. Năm 2008, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Đa dạng sinh học; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Luật Thuế bảo vệ môi trường cũng được Quốc hội thông qua. Ngoài ra, một số văn bản Luật liên quan đến môi trường cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng thích hợp. Song song là quá trình xây dựng và ban hành các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật tạo nên một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng toàn diện và đồng bộ. Hệ thống quản lý môi trường các cấp được tăng cường, củng cố và kiện toàn. Đối với cấp Trung ương, Tổng cục môi

trường được thành lập trực thuộc Bộ TNMT bao gồm 10 đơn vị hành chính và 6 đơn vị sự nghiệp. Tại các cấp địa phương các sở TNMT cũng từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức theo các văn bản hướng dẫn, Chi cục BVMT được thành lập là dơn vị tham mưu giúp sở TNMT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường. Đã có 672/674 quận, huyện thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường. Một số tỉnh đã thành lập được phòng Cảnh sát Môi trường trực thuộc Công an tỉnh với số lượng 10 đến 20 cán bộ, nhân viên /phòng.

Công tác ĐTM từng bước củ thể hóa và cải thiện. Theo thống kê từ năm 2005 đến nay, có khoảng hơn 7000 dự án đầu tư đã thực hiện đã thực hiện báo cá ĐTM, trong đó bộ TNMT đã phê duyệt hơn 500 báo cáo, cán bộ, ngành và địa phương thẩm định và phê duyệt đối với 650000 báo cáo, chưa kể rất nhiều dự án, hoạt động đầu tư đã thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hoạt động ĐTM ở Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong thực tế hiện nay, báo cáo ĐTM được coi như một thủ tục nhằm họp thức hóa quá trình thẩm định và phê duyệt của dự án, hoạt động đầu tư.

Các hoạt động kiểm tra,giám sát tập trung vào các vấn đề môi trường bức xúc như: xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khu kinh tế trọng điểm. Trong giai đoạn 2006 – 2008, Bộ TNMT đã tổ chức 38 dợt thanh tra, kiểm tra về BVMT đối với 752 cơ sở, bao gồm các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở kinh doanh lớn, các điểm nóng về môi trường thuộc lưu vực sông Cầu,sông Đáy, Sài Gòn, Đồng Nai…kết quả đã xử phạt 625 cơ sở với số tiền là 9 tỷ đồng. Năm 2012 Tổng cục thanh tra, kiểm tra về công tác BVMT trên phạm vi cả nước với 429 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước của 12 UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Qua đó,Đoàn thanh tra đã phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm và đề nghị xử lý nghiêm đối với 311 tổ chức vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 29 tỷ đồng. Ở cấp địa phương, công tác thanh, và kiểm tra xử lý các

vụ việc vi phạm pháp luật về BVMT đã từng bước được củng cố và tăng cường qua các năm. Tuy nhiên, công tác thanh tra môi trường các cấp còn gặp nhiều khó khăn, lực lượng thanh tra chuyên ngành có số lượng ít, năng lực còn hạn chế.

Hoạt động quan trắc môi trường đã được các ngành, các cấp, các địa phương quan tâm và triển khai thực hiện. Các ngành, các cấp tiếp tục duy trì các trạm, điểm quan trắc hiện có. Duy trì và tăng cường hoạt động quan trắc quốc gia, đặc biệt đối với quan trắc chất lượng nước tại 3 lưu vực sông chính, chất lượng không khí tại các đô thị, khu kinh tế trọng điểm. Các địa phương cũng tiến hành xây dựng Trung tâm quan trắc môi trường, chủ yếu thực hiện việc theo dõi và đánh giá chất lượng môi trường của địa phương mình. Tuy nhiên, vấn đề kinh phí triển khai cho việc xây dựng đều chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, cơ chế triển khi chưa đồng bộ trong mạng lưới quan trắc.

Các Bộ, ngành, ngành, địa phương trong cả nước đã xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện nghiên cứu khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học, các viện nghiên cứu, hình thành hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm phân tích môi trường đạt tiêu chuẩn. Việc ứng dụng công nghẹ sạch vào cộng đồng ngày càng phổ biến và rộng rãi hơn. Tuy nhiên, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ về môi trường còn dàn trải, chưa thực sự mang lại hiệu quả thiết thực.

Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân cũng đạt được nhiều thành tựu. Các vấn đề môi trường được truyền tải đến với người dân với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: mít tinh, treo băng rôn, tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường như: Ngày môi trường thế giới (5/6), Chương trình giờ Trái Đất, chiến dịch làm cho thế giới sạc hơn…; nhiều cuộc thi về môi trường được tổ chức…tuy nhiên, vai trò của cộng đồng vẫn chưa được phát huy một cách đầy đủ, hoạt động BVMT của cộng đồng còn yếu kém, mang tính hình thức.

Trong giai đoạn vừa qua, hợp tác quốc tế cơ bản đã duy trì được các mối quan hệ với các đối tác sẵn có. Các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, song phương được đẩy mạnh, đồng thời tích cực tham gia các Công ước quốc tế liên quan trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế còn nhiều thách thức, chủ yếu được triển khai ở các cơ quan trung ương và một số thành phố lớn chưa triển khai rộng đến các đối tượng khác. (Báo cáo môi trường quốc gia, 2009) [1]

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 26)