Thực trạng môi trường huyện Pác Nặm

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 48)

Môi trường huyện Pác Nặm nhìn chung vẫn giữ được sắc thái tự nhiên, mức độ ô nhiễm chưa nhiều. Qua khảo sát thực tế những tác động đến môi trường chủ yếu ở những lĩnh vực sau:

* Về khai thác tài nguyên, vật liệu xây dựng

- Do khai thác khoáng sản một cách quá mức của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Thương mại Nguyên Phát và nạn khai thác vàng trái phép của “vàng tặc” tại xã Bằng Thành và An Thắng.

- Khai thác vật liệu xây dựng cũng là một vấn đề bức xúc trong huyện, điển hình là bãi đá thôn Khuổi Ỏ xã Nhạn Môn, bãi đá thôn Nà Lẩy xã Bộc Bố…

- Khai thác cát gây nước đục và hiện tượng phú dưỡng ở cuối thượng lưu tại xã Bộc Bố.

* Về sản xuất:

qua nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được hình thành gây ô nhiễm không nhỏ đến môi trường, khi các chất thải không qua quá trình xử lý trước khi ra môi trường như: sản xuất gạch, chế biến dong diềng.

Sản xuất gạch cũng gây nên hiện tượng ô nhiễm không khí làm cho cây hoa quả không thụ phấn được, thể hiện rõ nhất ở xã Bộc Bố, Nhạn Môn, Giáo Hiệu.

- Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong những năm qua, thói quen sử dụng thuốc trừ cỏ để tạo diện tích trồng ngô, diệt cỏ để không phải vun ngô, phun bờ ruộng, đồi trồng cây lâm nghiệp đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nguồn nước ngầm.

- Một lượng lớn phân hóa học đã được bón xuống ruộng lúa, đồi ngô, cây ăn quả, cây lâm nghiệp với liều lượng quá mức. Gây ảnh hưởng đến kết cấu đất, thành phần đất và gây thoái hóa đất.

* Sinh hoạt

- Người dân trên địa bàn chưa có ý thức cao trong vấn đề bảo vệ môi trường nên rác thải và nước thải sinh hoạt được thải trực tiếp ra các sông, suối, dẫn đến ô nhiễm môi trường nước. Trong tương lai, cùng với việc gia tăng dân số, rác thải ngày càng nhiều. Vì vậy cần tuyên truyền người dân có ý thức hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường và tiến hành thu gom, xử lý rác thải phải thường xuyên , liên tục.

Trong địa bàn huyện hiện nay, chỉ có trung tâm huyện là có thu gom và vận chuyển rác thải vào bãi rác. Còn lại 9/10 xã khác, và ngay cả xung quanh trung tâm xã Bộc Bố cũng chưa thu gom rác thải. Đây là vấn đề cần được quan tâm đối với vấn đề môi trường của huyện.

* Về thương mại, dịch vụ:

- Thương mại, dịch vụ trong huyện mới phát triển, nhưng chưa có biện pháp thu gom, xử lý chất thải đúng kỹ thuật, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến

môi trường.

* Tập quán, văn hóa:

- Do tập quán, thói quen đốt rừng làm nương rẫy, khai thác rừng nên diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút nghiêm trọng. Gây xói mòn đất, giảm lượng nước ngầm dự trữ trong đất,thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng.

- Do tập quán săn bắn, nên các loài động vật quý hiếm bị giảm sút nghiêm trọng, một số loài đã bị tuyệt chủng(gấu, lợn rừng, nai, hươu…). Gây mất cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học.

- Tập quán làm nhà sàn, nhà đất bằng gỗ dẫn đến nạn khai thác rừng, đặc biệt là những cây gỗ to, gỗ quý.

* Kinh tế chủ yếu là kinh tế nông hộ nên đời sống nhân dân còn khó khăn, trình độ văn hóa thấp, dẫn đến việc người dân thu gom, hái lượm những cây thực vật quý khi có một chút lợi ích về kinh tế và thậm chí còn chặt cây gỗ to để bán… Nên phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân là vấn đề của bảo vệ môi trường.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, cùng với việc tăng cường khia thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển KT – XH thì việc đầu tư, bảo vệ môi trường tương xứng với mức độ đầu tư khai thác và yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững là điều hết sức có ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)