Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 35)

Từ các số liệu, thông tin thu được, tiến hành phân tích, xử lý bằng các phần mềm tin học thông dụng như : word, excel… rồi tiến hành tính toán, lập bảng. Số liệu sau khi xử lý, phân tích căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, so sánh, nhận xét, đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường.

PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ

4.1. Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của Huyện Pác Nặm,Tỉnh Bắc Kạn

4.1.1.Điu kin T nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Pác Nặm là một huyện miền núi cao, là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Pác Nặm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, có toạ độ địa lý từ 22028’ đến 22045’ vĩ độ Bắc và từ 105030’ đến 105050’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm và huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. - Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.

- Phía Nam giáp huyện Ba Bể.

- Phía Tây giáp huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 47.539,0 ha chiếm 9,78% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

(Nguồn số liệu: Kiểm kê đất đai năm 2011)

Huyện Pác Nặm có 10 đơn vị hành chính cấp xã (chưa có thị trấn), phân bố trên một diện tích rộng, trung tâm huyện đặt tại xã Bộc Bố cách thị xã Bắc Kạn khoảng 90 km, xã xa nhất cách trung tâm huyện trên 40 km.

4.1.1.2. Địa hình địa mạo

Là 1 huyện miền núi có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 400 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào độ dốc có thể chia huyện thành 4 dạng địa hình chính : vùng địa hình thung lũng bằng, vùng địa hình tương đối bằng, vùng địa hình có độ dốc lớn, vùng địa hình có độ dốc rất lớn.

Nhìn chung, địa hình của huyện Pác Nặm chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn, rất phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.3. Khí hậu

Huyện Pác Nặm nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đông ít mưa, lạnh và khô. Lượng mưa bình quân không lớn và phân bố theo mùa, ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Nhiệt độ trung bình cả năm là 220C, sự chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khá cao. Lượng mưa trung bình năm là 1400mm được phân bố không đều trong năm. Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 84 - 85% phân bố khá để giữa các tháng trong năm. Lượng bốc hơi trung bình năm là 785 mm, lượng bốc hơi tập trung nhiều vào các tháng 4, 5, 6 và 7 (từ 60 - 76,5 mm/tháng). Tốc độ gió khá lớn, trung bình 2,3m/s.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện hằng năm thường xuất hiện sương mù, mưa phùn, giông và một số đợt sương muối.

Nhìn chung huyện Pác Nặm có khí hậu, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện Pác Nặm có 3 sông lớn chảy qua là: Sông Năng, sông Công Bằng, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm hơn 40 con suối lớn nhỏ khác nhau: suối Bản SLấng, suối Pác Cáp, suối Tả Nhì, suối Tả Vạc, suối Nặm Sai, khuổi Pây, Khuổi Nà Lại,….

4.1.1.5. Tài nguyên đất

* Dựa vào nguồn gốc phát sinh

- Nhóm đất đại thành do quá trình phong hóa đất tạo thành

- Nhóm đất thủy thành do được bồi tụ phù sa của các con sông, suối tạo thành. * Căn cứ vào tính chất có thể chia thành 9 nhóm đất chính:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm, diện tích khoảng 572,5 ha; chiếm 1,20% diện tích tự nhiên, do ở địa hình cao và vàn cao, hàng năm không được bồi đắp phù sa. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, có khả năng giữ nước, giữ màu tốt.

- Đất phù sa ngòi suối diện tích khoảng 682,9 ha; chiếm 1,44% diện tích tự nhiên, đất hình thành ven các con suối lớn ở vùng đồi núi, tạo nên dải đất hẹp chạy dọc theo 2 bờ suối. Vì vậy loại đất này thường có sản phẩm thô và luôn chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm, thích hợp với lúa, màu.

- Đất dốc tụ diện tích khoảng 392 ha; chiếm 0,82% diện tích tự nhiên. đất nằm ở địa hình thung lũng, nhưng chúng có đặc điểm rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào từng vùng và từng sản phẩm của mẫu chất, đá mẹ tạo nên nó.

- Đất vàng nhạt trên đá cát diện tích khoảng 764,2 ha; chiếm 1,61% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở xã Nghiên Loan. Hầu hết đất vàng nhạt trên đá cát nằm ở địa hình chia cắt, dốc nhiều, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ.

- Đất vàng đỏ trên đá phiến thạch sét diện tích khoảng 2.960,4 ha; chiếm 6,23% tổng diện tích tự nhiên, phân bổ xung quanh hồ Pác Nặm ở xã Cao Tân, xen kẽ với đất sa thạch và một số loại đất khác. Đất đỏ vàng hình thành và phát triển chủ yếu ở địa hình chia cắt, dốc nhiều. Đa số đất có tầng dày > 50 cm. Hình thái phẫu diện có 3 tầng A, B, C rõ ràng. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, kết cấu khá bền vững.

- Đất vàng trên đá mác ma axít, diện tích khoảng 11.103,9 ha; chiếm 23,36% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Cổ Linh, Giáo Hiệu, Công Bằng, Bộc Bố, Nhạn Môn. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, tầng đất thường mỏng, hàm lượng các chất tổng số và dễ tiêu thường thấp, trong quá trình canh tác cần đặc biệt chú ý chống xói mòn rửa trôi và bón phân cải tạo đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất diện tích khoảng 16.397,5 ha; chiếm 34,49% diện tích tự nhiên, phân bổ ở các xã: An Thắng, Nghiên Loan, Xuân La, Bộc Bố, Bằng Thành, Cổ Linh, Cao Tân. Phiến thạch mi ca, phi lít và đá sừng thuộc hệ biến chất. Các loại đá mẹ trên đều cấu tạo bởi mi ca trắng hạt sét, thạch anh và một số khoáng vật khác.

- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước diện tích khoảng 190,8 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên phân bố hầu hết ở các xã trong huyện. Đất được hình

thành trên các loại đá mẹ khác nhau, do sự khai phá để canh tác đã dần dần làm biến đổi tính chất của bản chất đất địa thành do trồng lúa nước. Vì vậy cấu tạo đất bị phá vỡ màu sắc lớp mặt nhạt dần, tỷ lệ mùn và chất dinh dưỡng độ tơi xốp giảm. Feralít biến đổi do trồng lúa có địa hình bậc thang, nằm trung gian giữa đất đồi và đất ruộng.

- Đất Faralít mùn vàng nhạt trên núi diện tích khoảng 14.474,8 ha; chiếm 30,45% diện tích tự nhiên, phân bổ ở độ cao từ 900 - 1000m hầu hết các xã trong huyện. Là loại đất Faralít, song do độ cao lớn nên quá trình phong hoá chậm, do vậy tầng đất mỏng, đất có màu vàng nhạt, xuất hiện nhiều đá lộ đầu, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn tỷ lệ mùn cao.

4.1.1.6. Tài nguyên rừng

Thảm thực vật tự nhiên bao gồm: Rừng tự nhiên, cây lùm bụi và trảng cỏ xen lẫn cây bụi.

Rừng tự nhiên diện tích không còn nhiều, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao với các cây bản địa và những loài gỗ quý hiếm như : lát, sến.... Thảm rừng chủ yếu là rừng tái sinh, trữ lượng lâm sản hạn chế. Diện tích rừng trồng ngày càng tăng với các loại cây phù hợp với đặc điểm cảu đất, địa hình như: hồi, mỡ...

4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Pác Nặm có một số loại khoáng sản thuộc loại quý hiếm như: vàng sa khoáng, sắt...trữ lượng nhỏ, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Ngoài ra huyện còn có nhiều dãy núi đá có thể khai thác sử dụng cho làm đường giao thông và xây dựng của nhân dân. Nhìn chung, khoáng sản trên địa bàn huyện khá phong phú tuy nhiên việc quản lý tài nguyên trên địa bàn huyện còn hạn chế, nhiều tài nguyên bị khai thác lãng phí gây ô nhiễm môi trường.

4.1.1.8. Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Tày 40%, Mông 28%, Dao 23,6%, Nùng 4,3% còn lại là dân tộc Kinh và một số dân tộc khác. Với những nét đặc trưng riêng biệt về tập

quán sinh hoạt của mỗi cộng đồng dân tộc đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hoá truyền thống của huyện.

Về tôn giáo, trên địa bàn huyện có đạo phật, thiên chúa giáo... với nhiều lễ hội đặc sắc mang tính văn hoá cao.

Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân Pác Nặm cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đội ngũ cán bộ được đào tạo từ các ngành khác nhau, huyện Pác Nặm có điều kiện để phát triển nền kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 35)