Đẩy mạnh hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015 (Trang 55)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆCLÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC

4.Đẩy mạnh hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở

a. Triển khai các hoạt động của cơ sở dạy nghề

Hỗ trợ phụ nữ học nghề:

Dạy các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Mở rộng đào tạo các nghề mới xuất hiện trên thị trường thu hút nhiều lao động nữ

Phương thức đào tạo: Dạy nghề chính quy, mở rộng liên kết, thực hiện đào tạo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề, tăng dần lao động nữ học nghề ở trình độ cao, mở rộng đào tạo các nghề phù hợp với đặc điểm của lao động nữ, nghề có khả năng thu hút lao động nữ độ tuổi trung niên, liên kết, phối hợp tổ chức dạy nghề cho lao động nữ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác...

Dạy nghề, tạo việc làm theo mô hình “ 3 trong 1 ” ( các cơ sở dạy nghề vừa là nơi dạy nghề, vừa là nơi thực hành nghề, vừa là nơi giới thiệu việc làm cho học viên sau học nghề.)

Dạy nghề, học tạo việc làm thông qua các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, khuyến nông, dạy nghề cho người khuyết tật, dạy nghề cho người nghèo...

Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm:

Tổ chức các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, tạo việc làm trước, trong và sau đào tạo nghề. Đa dạng hóa các hình thức tư vấn học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm phù hợp với từng nhóm đối tượng tại cơ sở.

Hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm do phụ nữ làm ra (sản phẩm từ các địa phương, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh do nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng lao động nữ) thông qua các Hội chợ trong và ngoài huyện.

Hỗ trợ tín dụng chính thức ( từ nguồn vốn ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn giải quyết việc làm, tín chấp Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và bán chính thức ( từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, phong trào tiết kiệm của phụ nữ...) để hỗ trợ phụ nữ sau học nghề phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập.

b. Các hoạt động phát triển kinh tế của Hội.

Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững:

Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức đánh giá 3 năm thực hiện vốn uỷ thác thuộc nguồn vốn NHCSXH gắn với sơ kết công tác hội, kết quả được ngành chức năng ghi nhận đánh giá cao vai trò của tổ chức hội trong thực hiện dịch vụ uỷ thác và quản lý nguồn vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, phối hợp với tổ chức tập huấn nghiệp vụ vay vốn, đồng thời kiện toàn CB tổ vay vốn ở 100% xã, thị trấn trong huyện, thường xuyên phối hợp tổ chức kiểm tra vốn ở 21/21 xã, thị trấn, đánh giá rút kinh nghiệm đôn đốc thực hiện vốn uỷ thác đạt chất lượng hiệu quả.

Các cấp hội tích cực khai thác các nguồn vốn tín dụng hồ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, phối hợp làm thủ tục tín chấp vay vốn, giải quyết cho vay nguồn vốn

ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo và tạo việc làm cho hội viên. Trong năm các cấp hội toàn huyện đã phối hợp khai thác mới 11.345.triệu đồng cho 1.507 lượt hội viên, đồng thời đôn đốc thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu đạt kết quả tốt. Hiện nay toàn huyện đang quản lý, điều hành 33.223 triệu đồng cho 10.862 hội viên vay, tăng 31% so với năm 2010. Trong đó trên 14,5 tỷ đồng là nguồn vốn NHCSXH điển hình đơn vị làm tốt là hội phụ nữ xã Bối cầu, Trịnh xá, Đinh xá, Hưng công, An ninh, Ngọc lũ, xã Đồn xá, An nội, TT Bình mỹ... đã khai thác tín chấp được trên 1 tỷ đồng từ NHCSXH.

Giúp phụ nữ nông dân thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:

Thực hiện chương trình phối hợp với ngành NN- PTNT về tập huấn kiến thức KHKT trong sản xuất nông nghiệp, các cấp hội cơ sở đã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện, HTX dịch vụ NN ở từng địa phương, đặc biệt liên kết với một số Công ty sản xuất lúa giống, cây giống và CTy chế biến thức ăn gia súc gia cầm tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí tập huấn tuyên truyền kiến thức... tổ chức 184 lớp tập huấn chuyển giao KHKT, chăm sóc bảo vệ lúa và các loại rau màu, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và cơ cấu sử dụng phân bón... kết hợp tuyên truyền vận động phòng chống dịch cúm gia cầm, phát động diệt ốc bươu vàng... thu hút trên 32 ngàn lượt hội viên, phụ nữ nông nghiệp tham gia. Từ những kiến thức và kinh nghiệm học tập chị em đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đầu tư mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt đẩy mạnh mô hình làm kinh tế trang trại chăn nuôi và trang trại đa canh, trong năm đã có 4.600 hội viên tham gia thực hiện hộ thu nhập 50 triệu đồng/ năm, qua kiểm tra đánh giá có trên 2.000 hộ gia đình hội viên thực hiện đạt 50 triệu đồng/ năm. Điển hình một số hội viên phụ nữ xã Bình nghĩa đã chuyển đổi từ lúa rau màu sang trồng hoa công nghệ có giá trị kinh tế cao, xã An ninh, xã Vũ bản, xã Bối cầu, xã Đồng du, xã Tràng an, xã Mỹ thọ có nhiêu mô hình chị em làm kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó các cấp hội còn phát động mỗi hội viên trồng 1 sào cây vụ đông trở lên, đến nay toàn huyện đã trồng được 1.891,3 ha cây vụ đông, điển hình những đơn vị được đông đảo phụ nữ hưởng ứng thực hiện với diện tích cao đó là Hội phụ nữ xã Hưng công, Bồ đề, Trịnh xá, An lão, Vũ Bản, An ninh... tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Khiết, chị Trần thị Hoa xã An Ninh trồng được 3,4 mẫu cây đậu tương.

Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Hội LHPN huyện đã phối hợp tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động của đội ngũ nữ doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ. 21/21 CLB nữ doanh nhân tổ chức tập huấn kiến thức sử dụng vốn và thị trường kinh doanh, tìm hiểu chính sách thuế của Đảng và nhà nước. Hỗ trợ 100% thành viên được tín chấp vay vốn. Được sự giúp đỡ của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại Hà nội. Tranh thủ sự hỗ trợ về nguồn vốn huyện hội đã tổ chức tập huấn kiến thức doanh nghiệp vừa và nhỏ cho 70 thành viên CLB Doanh nhân và phụ nữ làm trang trại trên địa bàn huyện trong thời gian 3 ngày với 6 chuyên đề.

Tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức Plan các cấp hội đã tổ chức được 8 lớp dạy nghề thêu ren xuất khẩu cho trên 300 hội viên phụ nữ tại 4 xã: Đồn xá, Đồng du, An nội , An mỹ. Hiện nay chị em đã có việc làm và thu nhập ổn định, bình quân 15- 20.000đ/ ngày. Các hoạt động dạy nghề được các cấp hội duy trì thường xuyên, phối hợp tổ chức dạy nghề mới tạo việc làm cho hội viên như mây tre đan, thêu ren hàng xuất khẩu, hàng sừng mỹ nghệ, nứa ghép sơn mài, Dũa cưa, may công nghiệp, duy trì trên 10 ngàn hội viên có việc làm. Năm 2011 Hội phụ nữ cơ sở đã ra mắt 7 CLB phụ nữ làng nghề với 326 thành viên. Điển hình là xã An mỹ được thụ hưởng dự án dạy nghề của tỉnh 01 lớp thêu xuất khẩu cho 25 hội viên học miễn phí, Hội phụ nữ xã Bồ đề ra mắt 02 CLB làng nghề... đến nay đã nhân diện thêm được 150 chị em làm hàng cho thu nhập tốt, các cơ sở hội đã tranh thủ các nguồn hỗ trợ tổ chức được 12 lớp dạy nghề mới như thêu ren xuất khẩu cho 500 hội viên tại xã Đồn xá, An mỹ, Bồ đề, An ninh, La sơn. Bình Nghĩa.

Nhìn chung chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được huyện hội tập trung chỉ đạo trọng tâm trọng điểm, hướng dẫn cơ sở tổ chức thực hiện đúng hướng, phù hợp với điều kiện từng địa phương do vậy đạt kết quả tốt các chỉ tiêu đều đạt và vượt chỉ tiêu thi đua đề ra.

Tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp đối với lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng vừa có tính cấp bách, vừa mang tầm chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt đối với lao động nữ, việc tạo việc làm không chỉ là nguồn gốc hướng tới sự bình đẳng, giảm nạn nghèo khổ, giảm sự lãng phí về nguồn nhân lực. Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại lợi ích xã hội, làm cho xã hội ngày càng công bằng và văn minh hơn. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho lao động xã hôi, thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án giải quyết việc làm. Nhờ đó hàng năm chúng ta đã tạo việc làm được cho hàng triệu lao động nữ, cơ cấu lao động đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, do tốc độ tăng dân số còn cao, nhất là ở nông thôn nên hàng năm số lao động nữ bước vào độ tuổi lao động khá lớn, số người cần được tạo việc làm còn tồn đọng nhiều. Do đó sức ép về việc làm đối với huyện Bình Lục còn rất lớn.

Bình Lục là một huyện nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, tài nguyên có hạn, tốc độ phát triển kinh tế chậm, tình trạng thiếu việc làm còn nhiều. Nhận thức được vị trí, vai trò của vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ, trong những năm qua Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải quyết việc làm cho lao động nữ, 3 năm qua đã tạo ra việc làm cho hàng chục lao động nữ, chất lượng nguồn lao động nữ bước đầu có tiến bộ, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vấn đề tạo việc làm cho lao động nữ trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều thiếu sót và tồn tại:

- Nguồn lao động nữ nông thôn của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn nhưng chất lượng lao động còn thấp

- Việc thu hồi đất nông nghiệp, thực hiện quy hoạch, sử dụng đất chưa gắn kết với kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ thu hồi đất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của lao động nữ nông thôn

- Việc thực hiện, đánh giá, giám sát các chính sách đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ nông thôn trong giải quyết việc làm chưa được quan tâm thường xuyên

- Việc quản lý, hỗ trợ thực hiện chính sách đối với lao động nữ nông thôn di cư chưa được quan tâm đầy đủ

Từ đó có thể thấy sức ép về tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục còn rất lớn. Vì thế để giảm mạnh sức ép này, huyện cần phải tập trung phát huy các thế mạnh đồng thời phải hạn chế, khắc phục các tồn tại, trước mắt cần phải tập trung 1 số các giải pháp chính sau:

- Tăng cường thực hiện các chính sách kinh tế gắn với giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động, việc làm hợp lý trên các lĩnh vực phát triển kinh tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường thực hiện bình đẳng giới trong lao động việc làm

- Thực hiện đồng bộ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn với quy hoạch đào tạo nghề, giải quyết việclàm cho lao động nữ nông thôn

- Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn - Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động nữ - Khuyến nghị hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho lao động nữ nông thôn của huyện - Đẩy mạnh hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ từ huyện đến cơ sở

Những giải pháp trọng yếu trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động nữ ở nông thôn. Đó cũng là những bước đi vững chắc về lao động và việc làm trong những năm tới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện Bình Lục nói riêng cũng như tỉnh Hà Nam nói chung, xây dựng Bình Lục thành huyện có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam (2002), Chương trình hỗ

trợ phụ nữ phát triển kinh tế thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX ( 2002 – 2007).

2. Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam (2007), Chương trình hỗ

trợ phụ nữ phát triển kinh tế thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (2007 - 2012).

3. QUYẾT ĐỊNH số 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Đề án

“Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015"

4. QUYẾT ĐỊNH số 495/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 -

2015"

5. Quyết định số 1128/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Bình Lục về Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015”

6. Chính phủ (2009), Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg phê duyệt đề án "đào tạo

nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

7. Cục Thống kê tỉnh Hà Nam (2011), Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam.

8. Trần Thị Ái Đức (2009), Việc làm của lao động nữ Hà Tĩnh hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

9. Thu Hiền (2011), "Nghiên cứu về giải pháp làm tăng cơ hội việc làm cho lao động nữ nông thôn và giảm nghèo", Báo Lao động, ngày 22/10/2011.

10. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bình Lục :Báo cáo đánh giá việc sử sụng lao

động nữ trong các doanh nghiệp nữ của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 2012.

11. Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bình Lục : Báo cáo Kết quả thực hiện đề án :

Phát triển làng nghề tỉnh hà nam giai đoạn 2009 – 2012 xây dựng chương trình phát triển làng nghề tỉnh hà nam giai đoạn 2013

12. Hội liên hiệp phụ nữ huyện Bình Lục : Báo cáo kết quả thực hiện chương

trìnhVận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo làm giầu chính đáng năm 2010

13. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên : Báo báo 03 năm giải quyết việc làm của giai đoạn 2010- 2012.

14. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hải Dương, Mục tiêu Kế hoạch hành động vì sự

15.Lao động việc làm trong thời kỳ hội nhập (2009), Nxb Lao động xã hội, Hà

Nội.

16.Lịch sử các học thuyết kinh tế (1996), Nxb Thống kê, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. C.Mác (1995), Tư bản, Quyển I, Tập I, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. C.Mác - Ph.Ăngghen (1984), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội.

19.Báo cáo công tác lao động – việc làm kết quả năm 2012 ( Phòng Lao động

thương binh và xã hội huyện Bình Lục)

20. Các Số liệu điều tra của phòng thống kê huyện Bình Lục

21.Báo cáo về trình độ lao động huyện Bình Lục giai đoạn 2010-2012 của

phòng Giáo dục và đào tạo huyện Bình Lục

22." Chế độ chính sách mới nhất năm 2012 của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam" – Nhà xuất bản Lao động – xuất bản T4/2012

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015 (Trang 55)