THỰC TRẠNG TẠO VIỆCLÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN BÌNH LỤC GIAI ĐOẠN 2010-2012

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015 (Trang 31)

2012

1. Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn trong các ngành kinh tế

Tạo việc làm cho người lao động cả nước cũng như tỉnh Hà Nam nói chung, lao động nữ nông thôn Bình Lục nói riêng luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Ngày 14/5/2012 căn cứ Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 495/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân(UBND) tỉnh Hà Nam, UBND huyện Bình Lục đã ra quyết định số 1128/QĐ- UBND về Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015” với các mục tiêu cụ thể: Lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dạy nghề và việc làm đạt 75% trở lên; Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40% trong đó tăng nhanh tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và việc làm, tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề đạt 70%.

Trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tỷ trọng lao động tính tại thời điểm năm 2011 chiếm 54,3% như vậy việc dư thừa lao động tương đối trong lĩnh vực này là không tránh khỏi, trong đó tậ trung chủ yếu ở đối tượng lao động nữ nông thôn.

Để từng bước giải quyết những khó khăn trên, Bình Lục đã có những biện pháp tích cực để phân bố lại dân cư và lao động phù hợp với điều kiện mới. Bên cạnh đó, huyện tận dụng những vùng đất hoang hóa, chưa được khai thác triệt để, đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi thủy sản, sản xuất hàng hóa và nâng cao chất lượng nông sản. Ngoài ra thực hiện thâm canh tăng vụ, sản xuất vụ đông xuân với quy mô lớn trên địa bàn toàn huyện. Quan tâm, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động 40 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp…. Tính đến nay, nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng hóa, làm giàu trên đồng ruộng. Việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật nông nghiệp thường thông qua các phương tiện thông tin đại

chúng, các hoạt động văn hóa, khoa học nông nghiệp ở địa phương, giúp nhiều lao động nữ tiếp thu kiến thức vận dụng vào sản xuất đạt năng suất cao.

Tuy vậy hiện nay, lực lượng lao động nữ trong nông nghiệp phần lớn vẫn tự tạo việc làm là chính, công việc gieo trồng, chăn nuôi chủ yếu do phụ nữ đảm nhận. Với bình quân ruộng đất canh tác 0,31 ha/ lao động nông nghiệp (năm 2011), kết hợp với xu hướng giảm dần, dẫn đến mâu thuẫn giữa dân số, lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Với số lao động dư thừa, tăng thêm hàng năm cho dù thâm canh, tăng vụ đến mức nào đi nữa thì quan hệ cung, cầu lao động vẫn mất cân bằng, dẫn đến lao động thất nghiệp ngày một tăng, khó khăn về việc làm ở nông thôn ngày càng lớn.

Trong phát triển công nghiệp, Bình Lục tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện. Đẩy mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Theo số liệu của phòng Lao động thương binh xã hội huyện thì tổng số lao động nữ được giải quyết việc làm mới trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng năm 2012 là 846 người chiếm 39,6%.

Trong công nghiệp chế biến đã hình thành và phát triển các loại hình sản xuất đa dạng, trong đó tập trung vào ngành may mặc, và các làng nghề truyền thống như nghề mây tre đan xuất khẩu, nghề sừng mỹ nghệ. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ lao động nữ làm trong ngành công nghiệp chế biến là 10,3% ( 4009/ 39005 lao động).

Đối với phát triển dịch vụ, thương mại, những năm gần đây huyện đã coi trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên hoạt động dịch vụ thương mại có sự phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, hội chợ được quan tâm thực hiện có nhiều chuyển biến tiến bộ. Đặc biệt, với chương trình xây dựng nông thôn mới thì hệ thống giao thông nông thôn đã được tập trung nâng cấp và tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Do đó, số lao động nữ làm việc trong lĩnh vực này tăng lên hàng năm, nhiều hơn so với nam giới. Nhìn chung việc làm của lao động nữ nông thôn trong dịch vụ, thương mại chủ yếu là do lao động tự tạo việc làm. Dưới tác động của quá trình phát triển và cơ chế kinh tế thị trường đã tạo môi trường tự do kinh doanh cho các hộ gia đình. Nhiều lao động nữ tự chủ về vốn, tham gia các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, như: kinh doanh ăn uống, dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh hàng tạp hoá, kinh doanh sản phẩm nghề truyền thống, dịch vụ lương thực,

dịch vụ tín dụng, dịch vụ thông tin, truyền thông, buôn bán nhỏ… tập trung chủ yếu trung tâm huyện,thị trấn, thị tứ và các chợ nông thôn.

Bảng 9. Số lao động được tạo việc làm huyện Bình Lục năm 2012

Đ/v: Người

STT Ngành Tổng số Nữ Tỷ lệ nữ(%)

Tổng số lao động được tạo việc làm mới. Trong đó:

3880 2139 3880

1 Nông, lâm, ngư nghiệp 3770 2196 3770

2 Công nghiệp và xây dựng 1512 846 1512

3 Dịch vụ 1548 863 1548

Nguồn: Báo cáo công tác lao động – việc làm kết quả năm 2012 ( Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Bình Lục)

2. Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn trong các doanh nghiệp

Những năm qua, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, hoạt động của các doanh nghiệp tại Bình Lục phát triển, có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ theo tiêu chí quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ- CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ, đây cũng là lĩnh vực quan trọng trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, trong đó có sự tham gia của lực lượng lao động nữ nông thôn.

Lao động nữ đang làm việc trong doanh nghiệp đã khẳng định được vai trò của doanh nghiệp trong công tác tạo việc làm cho người lao động nói chung và phụ nữ nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, các loại hình doanh nghiệp ở Bình Lục phát triển tập trung nhiều ở lĩnh vực chế biến, sản xuất hàng may mặc nên việc làm và thu nhập của lao động nữ thấp, không ổn định, do phụ nữ tay nghề thấp, làm thợ là chủ yếu nên mức lương thấp, cường độ lao động lớn. Các chế độ đảm bảo ưu tiên lao động nữ ở một số doanh nghiệp chưa nghiêm túc, phần lớn trong các doanh nghiệp tư nhân; các chế độ về bảo hiểm, thi tay nghề, nâng lương, bảo hộ lao động chưa được quan tâm đúng mức, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến sức lao động của phụ nữ.

Tóm lại: Trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng chỉ đạo đúng đắn của TW Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng trực thuộc TW. Huyện uỷ, UBND huyện đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết và chính sách phát triển kinh tế xã hội, nhằm tăng cường thực hiện công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lao động nữ nông thôn nói riêng trên các lĩnh vực ngành kinh tế, trong chương

trình mục tiêu quốc gia, trong các hoạt động của doanh nghiệp…Đặc biệt kết quả giải quyết việc làm hàng năm, tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm đạt tương đương với lao động nam. Như vậy có thể khẳng định: Việc làm của lao động nữ nông thôn đã được các cấp, các ngành tích cực thực hiện. Các chủ trương, biện pháp của tỉnh trong giải quyết việc làm đã quan tâm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Trong giải quyết việc làm, các cấp, các ngành trong huyện đã tập trung đầu tư ngân sách cho hoạt động dịch vụ việc làm, phát triển những ngành nghề phù hợp đối với lao động nữ nông thôn. Đặc biệt là công tác đào tạo nghề, tạo việc làm tại chỗ, việc làm mới cho người lao động khu vực nông thôn, đồng thời có chính sách hỗ trợ vay vốn, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, tham gia các hoạt động kinh tế trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế Hộ gia đình… Do vậy tỷ lệ lao động nữ tham gia làm việc tại khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn Bình Lục giai đoạn 2013- 2015 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w