2013- 2015
1. Phương hướng
• Chủ yếu phát triển đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn trên 1 số lĩnh vực chính:
Bình Lục là một huyện thuần nông, có 20 xã và 01 thị trấn; dân số trên 165.000 nghìn người, số người trong độ tuổi lao động là trên 80.000 người trong đó có khoảng 8.000 người làm nghề tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào các nghề như: sừng mỹ nghệ, thêu ren, mây giang đan, chế biến lương thực, nông sản, dũa cưa, mộc…. Những năm qua thực hiện chương trình 12 – CTr/TU ngày 14 tháng 11 năm 2006 của tỉnh uỷ Hà Nam V/v phát triển Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010; Quyết định số 1280/QĐ - UBND ngày 13 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Hà Nam V/v phê duyệt Đề án: phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006 – 2010 và nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Bình Lục lần thứ 25; Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Bình Lục giai đoạn 2007 – 2010. UBND huyện Bình lục đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, UBND các xã, thị trấn, các Doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện các dự án truyền nghề, nhân cấy nghề, khôi phục và mở rộng các nghề truyền thống, phát triển nghề mới xây dựng Làng nghề, Làng có nghề. Vì vậy để thúc đẩy phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn cần đặc biệt coi trọng phát triển nghành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, như nghề mây tre đan xuất khẩu….. cần có cơ chế ưu đãi về vốn, về tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế, thu hút lao động và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong sản xuất nông, lâm, thủy sản.
• Tập trung vào việc hướng lao động nữ tự tạo việc làm cho bản thân:
Trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc người lao động tự tạo việc làm cho mình là một trong những biện pháp hữu hiệu mang lại thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, lao động nữ cũng vậy. Trong thời gian tới, thực hiện đề án giải quyết việc làm cho người lao động của huyện, Phòng LĐ-TB&XH huyện Bình Lục đã đề ra
phương hướng Tổ chức triển khai hướng dẫn các cấp chính quyền cơ sở thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng, nhà nước, cơ chế quản lý Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và lập Quỹ giải quyết việc làm tại địa phương theo quy định; Thực hiện chương trình cho vay vốn quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm. Bên cạnh đó phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTB&XH Hà Nam tổ chức tư vấn miễn phí về học nghề và tìm việc làm tại các xã, thị trấn cho lao động đang có nhu cầu tìm việc trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng quan tâm tới các địa phương đang bị mất đất do quá trình Đô thị hoá. Phối hợp với các Trung tâm dạy nghề, các Trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm khác thông báo, tuyên truyền tới người lao động trên địa bàn chỉ tiêu dạy nghề, chỉ tiêu tuyển dụng lao động vào học nghề và làm việc tại các trường, các công ty, doanh nghiệp theo từng đợt tuyển dụng trong năm.
• Tạo việc làm tập trung chủ yếu vào đối tượng hội viên phụ nữ, phụ nữ nghèo:
Hoạt động giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã được các cấp chính quyền triển khai dà soát phân công cán bộ chi, tổ phụ nữ tham gia giúp đỡ phụ nữ nghèo có địa chỉ thông qua việc vận động chị em đóng góp ngày công, con giống, hỗ trợ vốn, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất...thực hiện khá tốt nhất là cấp cơ sở, thường xuyên động viên phụ nữ nghèo vượt khó, thoát nghèo, toàn huyện đã có 2.849/2.489 = 100% hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ được hội giúp đỡ cả về kiến thức và nguồn vốn, trong đó có 1000 hộ vươn lên có mức sống tạm ổn định và 187 hộ thoát nghèo. Một số đơn vị làm tốt là xã Mỹ thọ, Trung lương, An đổ, Bồ đề, Vũ bản. An mỹ. An lão.
• Cần biết chấp nhận những rủi ro :
Trong thời gian qua, bằng các nguồn lực tại địa phương và nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện kết hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã tạo được việc làm cho nhiều hội viên. Hầu hết nguồn vốn được đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt và kinh doanh dịch vụ… Các mô hình đó không chỉ bảo đảm thu nhập, ổn định đời sống các hộ gia đình vay vốn mà còn tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn nói chung và lao động nữ nói riêng. Không thể phủ nhận, chương trình cho vay giải quyết việc làm đã góp phần tích cực giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động nữ góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho chị em; thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá ở nông thôn. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả tích cực của nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, song hiện nay nguồn vốn cho vay còn hạn chế nên
chưa đáp ứng được nhu cầu vốn để tạo việc làm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Do đó, hiệu quả bước đầu thực hiện còn chưa cao, cần phải tích cực khai thác các nguồn lực từ địa phương và biết chấp nhận những rủi ro để tiếp tục có những hướng đi đúng đắn trong quá trình tạo việc làm cho những lao động nữ trên địa bàn huyện.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Mục tiêu trước mắt năm 2013
• Phối hợp dạy nghề, tư vấn nghề, giới thiệu việc làm cho ít nhất từ 200 lao động nữ trở lên, khoảng 75% có việc làm, trong đó 25% là phụ nữ nghèo, cận nghèo, hoặc phụ nữ được vay vốn từ các nguồn tín dụng.
• 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ có sức lao động được vay vốn và được giúp đỡ, trong đó 40% hộ nghèo có khả năng lao động thoát nghèo; vận động 100% hội viên làm theo Bác thực hiện tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững, đảm bảo chi tiêu quy định (85% trở lên hội viên tham gia);
b. Mục tiêu lâu dài đến năm 2015
• 70% trở lên lao động nữ được tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và việc làm;
• Tỷ lệ lao động nữ trong tổng số chỉ tiêu tuyển sinh học nghề đạt 40%, trong đó tăng nhanh tỷ lệ lao động nữ được đào tạo trung cấp nghề, cao đẳng nghề; tỷ lệ lao động nữ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%;
• Các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và Hội phụ nữ cơ sở thực hiện tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm và tạo việc làm cho khoảng 2.000 phụ nữ hàng năm, trong đó khoảng 1.000 lao động nữ được đào tạo nghề.
• Tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới;
• Tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ;
• Tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ;
• Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.